Thứ Hai ngày 23 tháng 12 năm 2024

Trái đất còn có đại dương ngầm trong lòng đất

Most Detailed Picture Of Earth Released By NASA

 

Không phải là mạch nước ngầm hay sông ngầm mà là cả đại dương ngầm bao lâu nay vẫn tồn tại dưới chân con người. Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố phát hiện này trên tạp chí khoa học Science (12-6-2014).

Theo Brandon Schmandt, một nhà địa chấn học của Đại học New Mexico (Mỹ), một đồng tác giả của công trình nghiên cứu này: nằm sâu trong lớp vỏ đá của Trái đất là một trữ lượng nước “bị nhốt” dưới dạng ringwoodite, một loại khoáng chất hiếm có màu xanh dương thường thấy trong các mảnh thiên thể. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về chu kỳ tuần hoàn nước của Trái đất và cách các kiến tạo mảng (plate tectonics) di chuyển nước giữa bề mặt hành tinh và các nguồn trữ nước bên trong lòng đất.

Lớp vỏ manti (mantle) của Trái đất là lớp đá nằm giữa lõi (core) và vỏ (crust) của hành tinh. Lâu nay các nhà khoa học vẫn hồ nghi rằng “vùng chuyển tiếp” (transition zone) của lớp manti này, nằm giữa hai lớp manti trên và manti dưới sâu dưới lòng đất từ 410km tới 660km có thể chứa nước dưới dạng các khoáng chất hiếm. Tuy nhiên, mãi tới nay họ mới phát hiện được bằng chứng trực tiếp của loại nước này.

Theo các nhà nghiên cứu, vùng chuyển tiếp này giữ một lượng nước lớn và có thể có số H20 tương tự như tất cả các đại dương của thế giới. Để khai thác nguồn nước bị nén thành đá này, người ta phải làm tan chảy nó.

Có lẽ rồi đây ngoài các mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản, chúng ta còn có cả loại mỏ nước!

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 14-6-2014)

+ Nguồn ảnh: Internet. Thanks.

earth-mineral ringwoodite-1

Một mẫu ringwoodite.

EARTH

Ringwoodite màu xanh dương được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

earth-mineral ringwoodite-2

Cấu tạo Trái đất.

earth-mineral ringwoodite-3