Chủ nhật ngày 22 tháng 12 năm 2024

THẢM KỊCH CHUYẾN BAY QZ8501 LÂM NẠN: Thời tiết vẫn gây khó khăn cho các người nhái tìm dưới biển

Indonesian Air Force crew members look out the windows of a Super Puma helicopter during a search and rescue operation for AirAsia flight QZ8501, over Kumai Bay, south of Pangkalan Bun

 

Thời tiết cực kỳ xấu đã gây khó khăn cho các nỗ lực tìm kiếm nạn nhân và xác máy bay của chuyến bay AirAsia QZ8501 lâm nạn sáng Chủ nhật 28-12-2014 trên Biển Java (Indonesia) trong chuyến bay thường lệ từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của nước này, tới Singapore. Toàn bộ 162 người trên chiếc máy bay Airbus A320-200 cho tới nay coi như đã bị tử nạn.

Trong ngày Chủ nhật 4-1-2015, ngày tìm kiếm thứ 8, các lực lượng tìm kiếm phải thực hiện hai nhiệm vụ: tìm thêm thi thể nạn nhân và các vật thể của chiếc máy bay, cùng với tìm hộp đen và thiết bị ghi lại các dữ liệu của chuyến bay.

4 người nhái đã được chở tới tàu chiến KRI Banda Aceh của Hải quân Indonesia, nhưng không thể lặn vì các dòng hải lưu chảy quá mạnh.

Có 9 chiếc tàu của 4 nước đang tìm kiếm trong khu vực Eo biển Karimata Strait này với nhiều toán người nhái, trong đó có 7 chuyên gia Nga vừa tới tham gia. Gió mạnh và sóng lớn làm ngưng trệ các hoạt động dưới nước. Ông Fransiskus Bambang Soelistyo, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (BASARNAS), trong cuộc họp báp tại thủ đô Jakarta ngày 4-1, cho biết lực lượng tìm kiếm vừa phát hiện thêm vật thể lớn thứ 5 nằm dưới đáy biển, dài khoảng 10 mét. Trong số 4 vật thể lớn được phát hiện ngày hôm trước, vật dài nhất tới 18 mét. Các vật thể này nằm ở khu vực cách bờ khoảng 166km và ở vùng nước nông, chỉ khoảng 30 mét.

Báo cáo vào chiều 4-1, lực lượng tìm cứu trong ngày hôm nay đã tìm thêm được 4 thi thể nữa, nâng tổng số nạn nhân tìm được tới nay lên 34 người. Tất cả 34 nạn nhân đó đều không có ai mặc áo phao và một số vẫn ngồi trên ghế với đai lưng an toàn được thắt chặt. Trong số 4 thi thể tìm thấy ngày 4-1, có 3 do tàu chiến Mỹ USS Sampson, và 1 do tàu RSS Persistence của Hải quân Singapore tìm được.

Bệnh viện Cảnh sát Bhayankara tại Surabaya ngày 4-1 đã xác định được danh tính thêm 3 nạn nhân nữa là Wismoyo Ari Prambudi, tiếp viên hàng không 24 tuổi; Jie Stevie Gunawan, hành khách 10 tuổi; và Juanita Limantara, hành khách 30 tuổi. Thi thể họ đã được trao cho gia đình.

Sáng 4-1, tàu RSS Persistence của Singapore đã phát hiện được một chiếc bè cứu sinh lớn của máy bay có kích thước 6 x 3 mét đang nổi trên biển. Cần tới 20 người đàn ông mới đủ sức vớt nó lên.

life-raft-1-data

Nga đã đưa tới một chiếc thủy phi cơ lớn BE-200 có trang bị những hệ thống dò tìm âm thanh dưới nước sonar đặc biệt chuyên dùng để phát hiện các sóng tín hiệu phát từ các hộp đen chìm dưới đáy biển. Đã 1 tuần trôi qua, thời lượng pin của các hộp đen máy bay chỉ kéo dài trong 1 tháng. Sau vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines ngày 8-3-2014 mà tới nay vẫn không tìm ra tung tích, người ta đã kêu gọi có quy định kéo dài thời lượng pin của hộp đen máy bay tới 90 ngày.

150104-russian-be-200-search-qz8501-01

Thủy phi cơ BE-200 của Nga tham gia tìm cứu ở Indonesia.

150104-russian-be-200-search-qz8501-02

Bên trong chiếc thủy phi cơ BE-200 của Nga tham gia tìm cứu ở Indonesia.

150104-russian-be-200-search-qz8501-03

Trong khi đó, nhà chức trách Indonesia đang tiến hành cuộc điều tra toàn diện về hoạt động của hãng AirAsia Indonesia thuộc Tập đoàn AirAsia có trụ sở chính ở Malaysia. Tổng giám đốc Cục Hàng không Quốc gia Djoko Murjatmodjo nói rằng hãng AirAsia Indonesia đã được lệnh tạm ngưng khai thác tuyến bay này từ ngày 2-1-2015 cho tới khi cuộc điều tra hoàn tất. Cũng đã xuất hiện những thông tin nói rằng AirAsia có thể bị rút giấy phép hoạt động ở Indonesia. Nhà chức trách Indonesia nói rằng hãng này đã vi phạm luật lệ do không bay tuyến Surabaya – Singapore vào các ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy như Bộ Giao thông Vận tải ấn định. Thay vào đó, AirAsia vẫn bay 4 ngày/tuần, nhưng là vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ nhật. Vấn đề phát sinh là do AirAsia tự ý thay đổi ngày bay hay lâu nay vẫn được nhà chức trách mặc nhiên chấp nhận? Rõ ràng AirAsia Indonesia đã bay theo lịch này từ lâu rồi, bằng chứng là trên các trang du lịch, book vé đều thể hiện như vậy.

air-asia-qz8501-Surabaya-Singapore-schedule

Đây là tai nạn máy bay chết người đầu tiên của AirAsia, tập đoàn hàng không giá rẻ thành lập từ năm 1993, hiện bay tới 100 thành phố thuộc 22 nước. Riêng hãng AirAsia Indonesia đang có ít nhất 15 tuyến bay trên khắp đảo quốc này.

Ông Murjatmodjo nói rằng AirAsia trước đó đã được cấp phép bay hàng ngày trên tuyến Surabaya – Singapore này. Tuy nhiên, số lượng chuyến bay đã được cắt giảm trong khoảng thời gian từ ngày 26-10-2014 tới 28-3-2015 vì Indonesia gần đạt chỉ tiêu vận tải hành khách sang Singapore.

Trong khi đó, Cục Hàng không Dân sự Singapore (CAAS) và Tập đoàn Sân bay Changi vừa ra một thông cáo chung khẳng định Tập đoàn AirAsia đã có được các sự phê chuẩn cần thiết để bay hàng ngày giữa Surabaya và Singapore. Hãng tin kinh tế Bloomberg vào lúc 5g chiều 4-1-2015 đã dẫn lời của Mohshin Aziz, nhà phân tích của Ngân hàng Đầu tư Maybank (Malaysia), nói rằng: “Mỗi chuyến bay đều phải được phê chuẩn dựa trên thỏa thuận song phương. Ngay cho dù nhà chức trách Indonesia có làm gì đó sai, tôi khó tin là phía Singapore cũng giống như vậy.”

Indonesia vốn có điểm xấu về hoạt động hàng không. Sau khi xảy ra ra quá nhiều tai nạn, các hãng hàng không nước này đã bị Liên minh châu Âu (EU) cấm bay tới các nước châu Âu. Theo số liệu công bố năm 2007, trong vòng 3 năm trước đó, Indonesia đã để xảy ra bình quân 3,77 vụ tai nạn chết người trên mỗi 1 triệu chuyến bay cất cánh. Trong khi tỷ lệ bình quân toàn cầu hồi đó là 0,25 vụ. Từ năm 2008, Indonesia đã tiến hành sửa đổi luật lệ hàng không và tăng cường kiểm tra an toàn máy bay. Sau đó, lệnh cấm của EU đã được dỡ bỏ từng phần.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 4-1-2015)

+ Nguồn ảnh: Internet. Thanks.

Indonesia Plane 150104-qz8501-airasia-01 INDONESIA-SINGAPORE-MALAYSIA-AVIATION-AIRASIA  An Indonesian Air Force crew member looks out the windows of a Super Puma helicopter during a search and rescue operation for AirAsia flight QZ8501, over Kumai Bay, south of Pangkalan Bun Indonesian Air Force crew and rescuers look out the windows of a Super Puma helicopter during a search and rescue operation for AirAsia flight QZ8501, over Kumai Bay, south of Pangkalan Bun