Thứ Năm ngày 26 tháng 12 năm 2024

Tương lai thế giới treo trên cánh những vũ khí siêu thanh

X-51A WaveRider

 

Nếu như tai ương để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, con người chắc chắn sẽ chết nhiều hơn (bởi những thứ vũ khí giết người hàng loạt) và chết nhanh hơn (với những loại vũ khí – khí tài có tốc độ siêu thanh).

Người ta không lo sao được khi trong những năm gần đây, ba tay chơi lớn trên bàn cờ thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đang đổ nhiều tiền của ráo riết lao vào cuộc chạy đua phát triển những thứ vũ khí có tốc độ nhanh hơn gấp mấy lần vận tốc âm thanh. Nghĩa là người ta có thể bị giết chết trước khi kịp nghe được tiếng khai hỏa hay chưa kịp xử lý thì thần chết đã ập tới.

Các nhà khoa học quân sự ở Mỹ, Nga, và Trung Quốc trong những năm qua đang tranh đua nhau phát triển những loại máy bay và tên lửa có thể đạt tốc độ hơn 4.000 dặm/giờ, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

 

MỸ:

Không quân Mỹ đang tiếp tục thử nghiệm mẫu máy bay phản lực siêu thanh X-51A Waverider với động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne SJY61, có tốc độ khi tăng tốc hết ga có thể đạt tới Mach 5, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Bình thường, chiếc máy bay siêu thanh này bay ở tốc độ Mach 2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh).

Chương trình phát triển X-51A Waverider trị giá 300 triệu USD được Mỹ bắt đầu vào năm 2004. Trong chuyến bay thử ngày 1-5-2013, chiếc X-51A Waverider không người lái đã đạt tới tốc độ Mach 5.1 chỉ trong vòng hơn 6 phút trước khi nó rơi xuống Thái Bình Dương. Vào thời điểm đó, theo Không quân Mỹ, đây là chuyến bay dài nhất của một chiếc máy bay siêu thanh loại này. Trong chuyến bay thử nghiệm đó, chiếc máy bay phản lực siêu thanh được thả ra khỏi một chiếc pháo đài bay B-52H Stratofortress ở độ cao 15.000 mét. Với sức đẩy của tên lửa dạng đặc, sau khi tách ra khỏi máy bay mẹ, chiếc siêu thanh đã tăng tốc đạt tới Mach 4.8 chỉ trong 26 giây. Sau khi tách khỏi tên lửa này ở độ cao 18.300 mét, nó đã đạt tới tốc độ Mach 5.1.

Caption: The X-51A Waverider flew its fourth and final mission May 1 over the Point Mugu Naval Air Warfare Center Sea Range, during which the test team achieved a record- setting 210 seconds of air-breathing hypersonic flight. Flight testers from Edwards played a vital role in the program's success.  Credit: U.S. AIR FORCE PHOTO BY BOBBI ZAPKA

Caption: The X-51A Waverider flew its fourth and final mission May 1 over the Point Mugu Naval Air Warfare Center Sea Range, during which the test team achieved a record- setting 210 seconds of air-breathing hypersonic flight. Flight testers from Edwards played a vital role in the program’s success.
Credit: U.S. AIR FORCE PHOTO BY BOBBI ZAPKA

X-51A WaveRider-3_resize X-51A WaveRider-4 X-51A WaveRider-5

Đó chưa phải là giới hạn của nó. Chiếc máy bay phản lực siêu thanh thế hệ mới của quân đội Mỹ có thể còn bay nhanh hơn nữa. Các kỹ sư tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) của Mỹ đang nghiên cứu các vật liệu mới có thể giúp máy bay bay nhanh hơn và hệ thống dẫn đường thông minh hơn. Cách đây nhiều năm, DARPA đã nghiên cứu về các mẫu máy bay quân sự siêu thanh. Năm 2011, nó đã cho bay thử chiếc máy bay ném bom HTV-2 có thể đạt tới tốc độ Mach 20. Năm 2014, DARPA tuyên bố tiếp tục chương trình máy bay không gian thử nghiệm XS-1 để có thể dùng đưa các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo Trái đất thay cho tên lửa phóng từ mặt đất.

Theo kế hoạch, những chiếc may bay chiến đấu siêu thanh mới của Mỹ sẽ cất cánh vào năm 2023.

 

TRUNG QUỐC:

Chẳng chịu kém cạnh, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã lao vào phát triển những chiếc máy bay chiến đấu siêu thanh. Vao hồi tháng 1-2014, các quan chức Lâu Năm góc Mỹ đã xác nhận mẫu máy bay siêu thanh WU-14 của Trung Quốc đã đạt tốc độ kỷ lục. Nhà Trắng Mỹ cũng bắt đầu lo ngại trước viễn cảnh một chiếc máy bay tấn công rời khỏi thủ đô Bắc Kinh và chỉ chưa đầy 45 phút sau đã có mặt trên bầu trời thủ đô Washington.

wu-14-01

wu-14-02

Chiếc máy bay gọi là tàu lượn siêu thanh (hypersonic glide vehicle – HGV) này có thể bay nhanh gấp 20 lần tốc độ máy bay phản lực jumbo hiện nay, có thể chở những tên lửa đạn đạo có tốc độ vượt đại dương siêu thanh và những chiếc máy bay trinh sát không người lái nhỏ.

Cựu sĩ quan Không quân Mỹ Mark Stokes tin rằng mẫu máy bay siêu thanh WU-14 của Trung Quốc có thể đạt tới tốc độ Mach 12, tức nhanh gấp 12 lần tốc độ âm thanh, cụ thể là có thể bay tới 9.127 dặm/giờ. Với tốc độ này, nó vô hiệu hóa bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào mà Mỹ hiện có.

 

NGA:

Vào tháng 2-2015, Nga đã thử nghiệm mẫu máy bay chiến đấu siêu thanh Yu-71, nhưng không thành công. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work hồi hạ tuần tháng 6-2015 đã nói tại Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ rằng Nga đang “chơi với lửa” khi phát triển những loại máy bay siêu thanh có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Mỹ cho biết sẽ làm mọi cách để ngăn trở Nga đạt được các thành tựu quân sự nổi trội.

Mỹ nói vậy thôi chứ ai cũng biết khả năng khoa học – kỹ thuật cao của Nga. Vấn đề là nước này có đủ tiềm lực tài chính để phát triển các vũ khí siêu thanh hay không. Và chỉ cần Mỹ giữ cho Nga không thể tăng trưởng được kinh tế cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu khả năng quân sự của cường quốc đối trọng số 1 này.

BrahMos-missile

Brahmos missiles are seen during the rehearsal parade for India's Republic Day in New Delhi, on 20 January 2007. India will celebrate its 58th Republic Day 26 January with a large military parade attended by Russian President Vladimir Putin who will be the honour guest for the celebrations.

Brahmos missiles are seen during the rehearsal parade for India’s Republic Day in New Delhi, on 20 January 2007. India will celebrate its 58th Republic Day 26 January with a large military parade attended by Russian President Vladimir Putin who will be the honour guest for the celebrations.

Nhưng nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đâu dễ chịu bị bó tay. Hồi tháng 2-2015, báo chí đưa tin một liên doanh Nga và Ấn Độ đã đi vào giai đoạn cuối cùng của việc phát triển tên lửa siêu thanh. Các nhà khoa học Nga đã hình thành loại nhiên liệu đặc biệt dùng cho máy bay và tên lửa siêu thanh có thể đạt tới tốc độ gần Mach 3, cũng như một loại động cơ không cần oxygen cho phản lực cơ chiến đấu PAK FA. Tại một cuộc triển lãm hàng không ở Ấn Độ hồi tháng 2-2015, liên doanh này đã giới thiệu BrahMos sẽ là loại tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới. Sudhir Mishra, người đứng đầu hãng BrahMos Aerospace, nói rằng sẽ cần 8 tới 10 năm để có thể đưa ra loại tên lửa siêu thanh này.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 3-7-2015)

+ Ảnh: Hình vẽ mô tả máy bay phản lực siêu thanh mới X-51A WaveRider của Mỹ.

(Nguồn ảnh: Internet. Thanks).

+ Có thể đọc bản in trên báo CA TP.HCM 3-7-2015