Thứ Năm ngày 26 tháng 12 năm 2024

Lượm lặt trên đường phố San Francisco

HOA KỲ DU KÝ:

 

Có lẽ không có cuộc sống ở nước nào có trình độ công nghiệp hóa và kỹ thuật hóa cao như nước Mỹ. Nhưng cũng có lẽ không có ở nước nào mà thiên nhiên và đời sống hoang dã được coi trọng và bảo vệ như nước Mỹ. Đó là nơi mà con người và thiên nhiên chung sống hòa bình bên nhau để cùng trường tồn.

Vì thế, tôi chớ hề phải la lên: “Ngạc nhiên chưa” khi nhìn thấy cảnh những con chim bồ câu thản nhiên tung tăng trên các đường phố ở downtown San Francisco (California), mặc cho dòng người và dòng xe qua lại. Vì bản năng sinh tồn, chúng biết né người né xe. Vì sợ luật pháp phạt nặng và cao nhất – theo tôi nghĩ – là do cách sống đã được rèn dũa từ khi mới oa oa chào đời, người ta có ý thức tránh né để bảo vệ những sinh vật của thiên nhiên này.

150817-san-francisco-053_resize 150819-san-francisco-003_resize 150819-san-francisco-004_resize 150819-san-francisco-024_resize

Trên vỉa hè, thỉnh thoảng lại có những thanh sắt uốn cong hình bán cung hay chữ U được gắn chặt xuống vỉa hè. Chúng có thể để trang trí, nhưng chức năng chính của những vòng kim loại này là để người đi xe đạp khóa những chiếc “xế điếc” của mình. Ở Mỹ, xe hơi có thể đậu ở những nơi cho phép parking và chỉ cần khóa cửa lại. Còn xe đạp thì phải khóa double-lock hay triple-lock mới an toàn. Thậm chí, 2-3 ổ khóa chưa an tâm, có người còn gỡ cả cái yên xe hay cả cái tay cầm xe đạp xách theo.

150817-san-francisco-014_resize

150817-san-francisco-026_resize

Trên nhiều đường phố có làn dành riêng cho xe đạp. Tất nhiên, khi không có xe đạp chạy thì xe hơi cá nhân cũng có thể chạy vào làn này; nhưng lưu ý xe đạp là ưu tiên.

150817-san-francisco-007_resize 150817-san-francisco-009_resize

Những làn dành cho khách bộ hành băng qua đường được kẻ rõ ràng mà tất cả các loại xe đều phải dừng cách lằn ranh một khoảng cách. Lấn vô là biết đá biết vàng. Thậm chí khi đèn đỏ qua đường đã sáng, nếu vẫn còn khách qua đường chưa đi qua hết, xe hơi vẫn phải chờ. Nói gì thì nói, xe lớn vẫn phải nhường xe nhỏ hơn, xe phải nhường nhịn người đi bộ. Vì thế lái xe ở downtown ngán nhất là gặp những dân homeless hay dân phê ngáo đá muốn băng qua đường ỏ đâu lúc nào là tùy thích. Thôi thì, tránh người ngang như cua và bất cần đời vẫn chẳng xấu mặt nào.

150817-san-francisco-054_resize

Tại các góc đường hay các nơi dành cho người đi bộ qua lại luôn được vát vỉa hè nghiêng sát mặt đường cho những người đi xe lăn có thể lên xuống dễ dàng. Và tên đường tại những chỗ đó được khắc ngay trên mặt vỉa hè cho những người khuyết tật hay có chiều cao khiêm tốn nhìn biết tên đường.

150819-san-francisco-002_resize

150819-san-francisco-012_resize

Trên các biển tên đường luôn có ghi số nhà chuẩn từ vị trí đó để cho người ta biết chừng mà tìm kiếm địa chỉ. Thí dụ như O’Farell 300-> có nghĩa là số nhà 300 bắt đầu từ đây về hướng mũi tên.

150819-san-francisco-011_resize

150819-san-francisco-029_resize

Lang thang trên đường phố San Francisco nổi tiếng là ồn ào náo nhiệt, tôi ngẫm thấy luật lệ – do con người bày đặt ra – chi li tới từng chi tiết và rành mạch rõ ràng, đồng thời sự an toàn của con người và các sinh vật khác được bảo vệ cao tới chừng nào. It’s America!

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Wichita 31-8-2015)