Thứ Ba ngày 21 tháng 1 năm 2025

Ăn bánh canh Huế tại nhà cô Cẩm Thạch

 

Bị học trò xưa giờ là hàng xóm chung đường gài độ miết, cuối cùng nhân dịp có 2 đồng nghiệp từng dạy ở Trung học Công lập Kiến Tường (THKT) trước 1975 từ nước ngoài về Việt Nam, cô Hoàng Thị Cẩm Thạch đã mời thầy trò THKT tối 27-1-2016 tới nhà mình để thưởng thức những món ăn Huế do cô và gia đình tự tay nấu.

Ngạc nhiên à nghen, gã học trò Kiến Đen hỗm rày cứ vòi cô giáo mình nấu cho ăn món bún bò Huế trứ danh, đinh ninh tối nay lại được ních no nê món khoái khẩu, dè đâu tới nhà cô rồi mới hay cô Thạch đã quyết định thay ngựa giữa dòng ở phút 89: chiêu đãi món bánh canh Nam Phổ.

Món bánh canh nấu theo kiểu người Huế này khác các kiểu nấu bánh canh ở miền Nam. Cũng là tôm cua, nhưng bánh canh Nam Phổ có bỏ thêm ít bột năng nên nước cô lại sệt và đục chớ không lỏng và trong như bánh canh miền Nam. Bánh canh Nam Phổ lại cay và không ăn với rau sống. Phải nói là ngon. Vốn xưa nay không hảo món bánh canh, nay lại là bánh canh “lạ”, gã Kiến Đen lo trong bụng rằng mình khó lòng dứt điểm được một tô bánh canh Nam Phổ. Dè đâu, húp thử vài muỗng, gã chịu đèn lùa một lèo sạch tới đáy tô chỉ trong vòng 5 nốt nhạc. Cô Cẩm Thạch khoái chí, nói đây là món do chị Ba của cô nấu, kêu Kiến Đen ăn thêm tô nữa. Báo hại gã lăn tăn giữa hai làn nước, cuối cùng đành từ chối để còn bụng mà thưởng thức những món khác.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-35_resize

Từ trái: cô Trần Thị Liễu, thầy Lê Công Phúc, cô Hoàng Thị Cẩm Thạch, cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy, cô Lý Thị Kim Oanh, thầy Dương Đệ, thầy Nguyễn Hữu Hạnh, và thầy Nguyễn Văn Hòa.

Cô Cẩm Thạch và cậu con trai Hoàng Đình Phúc bày ra bàn những món ăn Huế khác: bánh nậm, bánh lọc, bánh ít trần, bánh ít lá gai. Riêng món bánh ít lá gai do chính tay cô Cẩm Thạch gói với lá gai cô trồng trên sân thượng.

Cũng nói thêm là thầy cô Lê Công Phúc – Trần Thị Liễu từ Bình Dương lặn lội về Saigon họp bạn đã mang theo làm quà món đặc sản hột điều và đậu phộng Bình Dương. Và như mọi lần tới sum vầy tại nhà cô Cẩm Thạch, phu nhân thầy Phúc không quên cắt theo một cây chuối non và hái một ít trái khế trong vườn nhà làm quà cho bà chị mình.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy hôm nay đã kèo nèo được phu quân là thầy Nguyễn Văn Hòa “lỡ hẹn với nhà chùa” một bữa để làm tài xế xe ôm từ nhà ở Thủ Đức vượt đường xa và muôn nỗi kẹt xe tới họp bạn ở nhà cô Cẩm Thạch tuốt vùng Chợ Lớn. Và cũng như mọi lần, cô Ngọc Thủy đem tới món bánh rau câu do cô đổ. Lần này cô đổ hình trái tim, chỉ có điều sao mà nó ướt át quá chừng. Cô Ngọc Thủy nói là “nó bị chèm bẹp”. Gã Kiến Đen bèn gọi đó là món bánh rau câu “trái tim chèm bẹp”. Cô Ngọc Thủy phân bua lần này bị tổ trác là do vừa đổ rau câu, vừa buồn rười rượi vì sắp phải tiễn hai đồng nghiệp thân yêu THKT của mình về nước. Cuối tuần này, nghĩa là chỉ vài ngày nữa, thầy Dương Đệ trở lại New York, còn cô Lý Thị Kim Oanh và phu quân Nguyễn Hữu Hạnh trở về Đức. Thì ra món rau câu chèm bẹp do được trộn thêm nước mắt của cô Ngọc Thủy (người nhiều nước mắt như cái tên của mình).

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-43_resize

Hàng trước, từ trái: thầy Phúc, Kiến Đen, cô Liễu, cô Cẩm Thạch, Phượng, cô Ngọc Thủy, cô Kim Oanh, thầy Đệ, thầy Hạnh, Chiêu, Tám. Hàng sau: Phong Xẹp, Ngọc Bách, thầy Hòa.

Bữa thưởng thức món Huế tự biên tự diễn tại nhà cô Cẩm Thạch tối 27-1-2016 có các thầy cô Dương Đệ, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Hữu Hạnh và Lý Thị Kim Oanh. Đám học trò xưa có bạn Đỗ Văn Tám (về từ Wichita, Hoa Kỳ), Trần Văn Chiêu và phu nhân Phượng, Trần Ngọc Bách, Nguyễn Thanh Phong (Xẹp) và Kiến Đen.

Mọi người tất nhiên quá thỏa mãn với bữa ăn món Huế lần thứ xx này. Dĩ nhiên thầy trò THKT hễ gặp được nhau là sướng lắm rồi, ăn gì mà không thấy ngon. Nhưng gã Kiến Đen ôm một bụng bánh canh Huế ra về với lòng dặn lòng: “cái món nợ bún bò Huế” vẫn còn để ở nhà cô Cẩm Thạch. Nói vòng vòng chẳng hay bằng nói thẳng: học trò vẫn còn đợi ăn lại món bún bò Huế “made by Cam Thach”.

KIẾN ĐEN

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-01_resize

Cô Cẩm Thạch.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-02_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-03_resize

Những món ăn Huế, từ trái qua: bánh nâm, bánh lọc (có lá), bánh ít trần, bánh nậm.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-04_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-05_resize

Cô Liễu, phu nhân thầy Công Phúc, mang từ Bình Dương lên tặng cô Cẩm Thạch cây chuối nón và khế.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-06_resize

Thầy Công Phúc và Phong Xẹp.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-07_resize

Cô Trần Thị Liễu.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-08_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-09_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-10_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-11_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-13_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-14_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-15_resize

Cô Cẩm Thạch và con trai Hoàng Đình Phúc mời mọi người ăn món bánh canh Nam Phổ.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-17_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-19_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-21_resize

Từ trái: cô Liễu, cô Kim Oanh, cô Ngọc Thủy.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-22_resize

Cô Ngọc Thủy và bạn Phượng.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-23_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-25_resize

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-26_resize

Thầy Phúc và thầy Hòa.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-27_resize

Thầy Đệ và thầy Hạnh.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-28_resize

Món bánh rau câu “trái tim chèm bẹp”.

160127-thkt-banhcanhhue-cocamthach-32_resize