Thứ Tư ngày 22 tháng 1 năm 2025

Đã thay dải phân cách bê tông trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Tin của báo TTO: Chiều 14-3-2019, Sở Giao thông Vvận tải TP.HCM đã thay dải phân cách bê tông giữa làn đường xe máy ở cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (HLD) bằng dải phân cách di động mềm.

Khối bêtông ngày 14-3-2019 đã được thay bằng những cọc tiêu di động.

Trước đó, vào lúc 18g ngày 12-3, anh Lý Vũ Hảo (26 tuổi, ngụ Cà Mau) chạy xe máy trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây trong làn dành cho xe máy, khi đi đến gần cột đèn số TL3/49, nơi có dải phân cách bằng khối bê tông, thì xảy ra tai nạn té ngã, khiến anh tử vong tại chỗ. Hiện tại, vụ tai nạn được Công an Q.2 tiến hành điều tra.

Tai nạn chết người ngày 12-3-2019.

Xin mời đọc tin ở đây.

Bất luận thế nào, hành động sửa sai nhanh chóng này rất đáng được biểu dương. Tất nhiên, trách nhiệm của những ai đã nghĩ ra và cho đặt cái vật cản bêtông “cái chết được báo trước” đó vẫn cần phải được truy cứu và xử lý theo luật định.

Khôi bêtông nằm chắn ngay lối vào.

Với đặc thù của xứ mình, tôi xin phép đứng giữa… lề đường với giải pháp bất đắc dĩ là khi trên đường sá vẫn còn những con quái xế, chạy xe ôtô với tâm thế chạy xe gắn máy, bất chấp luật lệ và sự an toàn cho người khác, trong khi việc thực thi công lực còn nhiều bất cập, cơ quan chức năng có thể dựng vật cản. Nhưng đó phải là vật cản an toàn tối đa cho con người (cụ thể ở đây là vật cản mềm, thậm chí mềm như cái túi silicon) và có các biện pháp cảnh báo hiệu quả cho người lưu thông. Còn chuyện phải xử lý thiệt nặng và nghiêm minh với những kẻ cố tình vi phạm luật lệ là phải làm thẳng tay rồi. Pháp luật mà không rõ ràng và không nghiêm thì ắt gây ra bao hệ lụy.

Nhân tiện, tôi không rõ vì sao người ta lại gọi đây là “dải phân cách” khi mà cơ quan chức năng đặt nó đã xác định nó chỉ nhằm mục đích ngăn những kẻ lái xe ôtô càn quấy chạy xe vào làn đường dành cho xe gắn máy khi mà cơ quan chức năng đã “bất lực”. Mà thực tế nó nằm đó để phân cách cái gì? Không lẽ phân cách xe gắn máy thường và xe môtô phân khối lớn, khià sau nó cũng chỉ có một làn xe gắn máy duy nhất. Xin hãy gọi đúng tên của nó là vật chướng ngại, hay “vật cản giao thông”. Không gọi đúng tên một sự vật thì làm sao mà có cách xử lý nó cho đúng đắn được.

Hy vọng rằng, tất các các đơn vị quản lý cầu đường trên toàn cõi hành tinh này coi đây là bài học kinh nghiệm phải trả giá bằng sinh mạng con người để lập tức cho kiểm tra lại tất cả các thứ có quan hệ tới con đường do mình quản lý hòng chủ động bảo đảm an toàn cho ngườ sử dụng nó. Làm chức năng quản lý không thể không có cái nhìn xa trông rộng, dự liệu cho được các tình huống trước khi chúng kịp xảy ra. Nhà quản lý khác chú bảo vệ là ở chỗ đó.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

+ Ảnh từ Internet. Thanks.