Một chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan để thực hiện phi vụ tuần tra trên Biển Đông ngày 6-8-2019. (A U.S. F/A-18 jet takes off from the U.S. aircraft carrier USS Ronald Reagan for a patrol over international waters in the South China Sea on Tuesday, Aug. 6, 2019. Bullit Marquez/AP)
Một chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan sau khi thực hiện phi vụ tuần tra trên Biển Đông ngày 6-8-2019. (A U.S. F/A-18 jet lands on the aircraft carrier USS Ronald Reagan following a patrol over international waters in the South China Sea on Tuesday, Aug. 6, 2019. Bullit Marquez/AP)
Một chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan để thực hiện phi vụ tuần tra trên Biển Đông ngày 6-8-2019. (A U.S. F/A-18 jet takes off from the U.S. aircraft carrier USS Ronald Reagan for a patrol over international waters in the South China Sea on Tuesday, Aug. 6, 2019. Bullit Marquez/AP)
Nhân tiện, có lẽ ta phải nhận thức như vầy: quan điểm lập trường của Mỹ, Châu Âu và cộng đồng quốc tế là bảo vệ lẽ phải, bảo đảm hoạt động hàng hải và giao thương quốc tế ở Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea). Nói gọn là vì lợi ích chung và riêng. Họ không đứng về phía Việt Nam trong cuộc tranh chấp mà họ coi là giữa hai nước cộng sản với nhau – trừ phi Việt Nam chọn trở thành đồng minh của họ. Riêng với Mỹ, hiện nay quan hệ của Việt Nam mới ở cấp “đối tác toàn diện”, chưa phải là “đối tác chiến lược” và càng không phải “đối tác chiến lược toàn diện”. Vào thời điểm tháng 3-2019, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước, nhưng chỉ có 3 đối tác chiến lược toàn diện (Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ); 16 đối tác chiến lược (bao gồm cả 3 đối tác chiến lược toàn diện); và 14 đối tác toàn diện. Gần đây có những thông tin rằng trong chuyến thăm chính thức Mỹ sắp tới của nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, hai nước sẽ nâng mối quan hệ lên 1 cấp nữa thành “đối tác chiến lược” của nhau.