Thứ Năm ngày 23 tháng 1 năm 2025

Phải chăng là vô ơn cao cấp?

Nếu nói rằng mục đích ban đầu của hai vị giáo sĩ thừa sai Dòng Tên sáng tạo và truyền bá loại chữ viết mà sau này được Việt Nam công nhận là quốc ngữ cho người Việt bản địa là để phục vụ cho hoạt động truyền giáo thì còn có thể thuyết phục hơn là chụp cho Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes cái mũ đa dụng là mở đường cho thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày bằng chữ Việt.

Các ngài sáng tạo chữ viết Latinh cho người Việt hồi thế kỷ 17 và mãi tới thế kỷ 19, thực dân Pháp mới đánh chiếm Việt Nam. Nếu như ai đó thì quả là thực dân Pháp quá nhìn xa trông rộng, đầu tư dài lâu tới 2 thế kỷ nằm vùng.

Hai ngài một là người Bồ Đào Nha và một là người thuộc lãnh địa Giáo hoàng Avignon. Nếu như ai đó thì họ lại đi làm tay sai cho thực dân Pháp.

Chữ quốc ngữ không phải là chữ Pháp. Chữ Việt là duy nhất, không có nước nào khác sử dụng (nói nôm na là không đụng hàng). Các ngài dùng mẫu tự Latinh để ký âm tiếng Việt thay vì viết theo chữ Nôm tượng hình. Và không phải chỉ có Pháp là nước duy nhất dùng mẫu tự Latinh. May cho các ngài là họ không truyền bá tiếng Pháp, nếu như bây giờ mà người Việt dùng tiếng Pháp làm quốc ngữ, “tội” các ngài không biết xử sao cho hả dạ ai đó.

Tôi hoang mang 2 cái:

1. Nhóm 12 kia viết đơn kiến nghị bằng loại chữ viết gì?

2. Nếu chữ quốc ngữ bị coi là một công cụ phục vụ thực dân thì phải chăng Việt Nam phải xóa sổ nó?

Hai người có công sáng tạo chữ Việt cho người Việt đã mất từ lâu: ông De Pina mất năm 1625 và ông De Rhodes mất năm 1660. Họ chẳng được lợi gì từ việc hậu thế vinh danh mình. Nhưng những người tử tế, có học thức và văn hóa cao, biết phân biệt phải trái, có ý thức biết ơn không phân biệt chính kiến và tôn giáo ắt đều tôn kính và biết ơn 2 ngài.

Hãy bình tâm lại mà suy ngẫm: nếu như không có các ngài dấn thân mở đầu một cách bài bản, phải chăng giờ đây người Việt vẫn còn dùng chữ tượng hình giống như ai ải ài ai. (Phải chăng cho tới nay vẫn có những kẻ hậm hực các ngài vì cái tội tày đình này?)

Một đoàn nhân sĩ trí thức Việt Nam do GS.TS Nguyễn Đăng Hưng dẫn đầu đã đến đặt bia tri ân và chính thức khánh thành long trọng và trang nghiêm tại mộ phần cha Alexandre de Rhodes sáng 5-11-2018, đúng ngày giỗ thứ 358 năm của ông tại thành phố Isfahan (Iran).

Các ngài chẳng quan tâm chuyện tên mình được dùng để đặt cho cái gì đâu. Chuyện tri ân đó là của hậu thế biết điều và tử tế.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

PHỤ LỤC: Danh sách 12 người ký tên kiến nghị TP.Đà Nẵng không lấy tên 2 vị giáo sĩ này để đặt tên đường.

Ảnh: Internet. Thanks.