Thứ Tư ngày 25 tháng 12 năm 2024

Cập nhật Thảm họa Wuhan Coronavirus tối 28-1-2020

Thổi phồng dịch bệnh hay coi nhẹ dịch bệnh đều nguy hiểm. Nhưng điều này rất dễ xảy ra trong điều kiện nguồn thông tin thiếu thốn, không chính xác hay bị bóp méo. Và trong trường hợp không thể tranh được như vậy, thà thổi phồng nguy cơ cho người ta phòng tránh vẫn có thể là tốt cho tất cả hơn là bưng bít và làm giảm nhẹ nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là mục đích và động cơ của những người thông tin.

Hãng tin AFP (Pháp) và đài truyền hình CNN (Mỹ) ngày 28-1-2020 dẫn thông báo chính thức từ Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 28-1-2020 có thêm 26 bệnh nhân mới tử vong, hầu hết là người cao tuổi, nâng tổng số người chết vì virus 2019-nCoV ở Trung Quốc tới nay lên 106 người. Số người bị nhiễm virus tăng gần gấp đôi so với báo cáo ngày hôm trước, từ hơn 2.700 người lên 4.585 người và có 7.000 trường hợp tình nghi khác đang chờ kết quả xét nghiệm.

Theo đài truyền hình Trung Quốc CCTV, việc ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm mới giúp phát hiện virus nhanh hơn. 

Đài truyền hình Mỹ CNN phát từ Hong Kong ngày 28-1-2020 nhận định: Virus 2019-nCoV đã lây lan cấp kỳ (rapid spread). Theo CNN, bất chấp nỗ lực khổng lồ – và chi phí kinh tế và xã hội tiềm năng – trong việc cách ly tỉnh Hubei một cách hiệu quả, có vẻ như điều này đã đến quá muộn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Vào thời điểm Wuhan tiến hành việc giám sát cơ bản các hành khách rời khỏi thành phố, virus này đã được báo cáo ở Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc, và lan sang hầu hết các khu vực còn lại của Trung Quốc. Một phần của vấn đề là virus rõ ràng có thể lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện, theo Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, Ma Xiaowei. William Schaffner, cố vấn lâu năm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control and Prevention, USCDCP), nói với CNN: “Điều đó có nghĩa là sự lây nhiễm dễ lây lan hơn nhiều so với chúng tôi nghĩ ban đầu. Điều này tồi tệ hơn chúng ta dự đoán.”

Đài truyền hình Mỹ CNN phát từ Hong Kong ngày 28-1-2020 nhận định: Virus 2019-nCoV đã lây lan cấp kỳ (rapid spread). Theo CNN, bất chấp nỗ lực khổng lồ – và chi phí kinh tế và xã hội tiềm năng – trong việc cách ly tỉnh Hubei (Hồ Bắc) một cách hiệu quả, có vẻ như điều này đã đến quá muộn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Vào thời điểm Wuhan (Vũ Hán) tiến hành việc giám sát cơ bản các hành khách rời khỏi thành phố, virus này đã được báo cáo ở Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc, và lan sang hầu hết các khu vực còn lại của Trung Quốc. Giáo sư Gabriel Leung, Trưởng khoa Y của Đại học Hong Kong, được tạp chí Mỹ Time (27-1-2020) trích dẫn cho biết số người nhiễm virus Corona thực tế có thể cao hơn 30 lần con số chính thức.

Do thời gian ủ bệnh có thể tới 14 ngày, nên việc ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ngày 1-12-2019 có nghĩa là virus đã bị nhiễm trong tháng 11-2019. Các nhà khoa học khẳng định virus có thể lây lan ngay trong thời kỳ ủ bệnh. Có tin nói rằng trước khi Wuhan chính thức công bố dịch và phong tỏa thành phố đã có khoảng 5 triệu người của thành phố này đã rời khỏi địa phương. Không thể biết trong số đó có bao nhiêu người đang mang trong người virus này.

Theo Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, Ma Xiaowei (Mã Hiểu Vĩ), một phần của vấn đề là virus rõ ràng có thể lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện. William Schaffner, cố vấn lâu năm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control and Prevention, USCDCP), nói với CNN: “Điều đó có nghĩa là sự lây nhiễm dễ lây lan hơn nhiều so với chúng tôi nghĩ ban đầu. Điều này tồi tệ hơn chúng ta dự đoán.”

Ngày 27-1-2020, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control, CDC) đã đưa ra cảnh báo cấp độ 3 (a level 3 alert) đối với “tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đến Trung Quốc” – mức cảnh báo cao nhất trên thang 3 bậc.

Ngày 28-1-2020, Đặc khu Hong Kong công bố đóng cửa tạm thời nhiều cửa khẩu giữa Hong Kong và Đại lục trong nỗ lực mới nhất để ngăn chặn virus nCoV.

Đài CCTV (26-1-2020) cho biết: Ma Xiaowei, người đứng đầu Ủy ban Sức khỏe Quốc gia, thông báo tại một cuộc họp báo ngày 26-1-2020 rằng: Trung Quốc sẽ gửi thêm 12 đội y tế gồm hơn 1.600 người tới các khu vực bị nhiễm nặng ở tỉnh Hubei. Trong khi đó, 3 đội quân y gồm 450 người đã bay vào Wuhan đêm 24-1-2020 và ngay lập tức làm việc tại 3 bệnh viện. Chính quyền thành phố Wuhan cũng đang cho xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở Huoshenshan (có 700 tới 1.000 giường) và Leishenshan (có 1.300 tới 1.500 giường) để điều trị các bệnh nhân nCoV. Hai bệnh viện này sẽ được đưa vào hoạt động vào ngày 3 và 5-2-2020.

Đài truyền hình Mỹ CNN phát từ Hong Kong ngày 28-1-2020 nhận định: Virus 2019-nCoV đã lây lan cấp kỳ (rapid spread). Theo CNN, bất chấp nỗ lực khổng lồ – và chi phí kinh tế và xã hội tiềm năng – trong việc cách ly tỉnh Hubei một cách hiệu quả, có vẻ như điều này đã đến quá muộn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Vào thời điểm Wuhan tiến hành việc giám sát cơ bản các hành khách rời khỏi thành phố, virus này đã được báo cáo ở Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc, và lan sang hầu hết các khu vực còn lại của Trung Quốc. Một phần của vấn đề là virus rõ ràng có thể lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện, theo Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, Ma Xiaowei. William Schaffner, cố vấn lâu năm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control and Prevention, USCDCP), nói với CNN: “Điều đó có nghĩa là sự lây nhiễm dễ lây lan hơn nhiều so với chúng tôi nghĩ ban đầu. Điều này tồi tệ hơn chúng ta dự đoán.”

Ngày 27-1-2020, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control, CDC) đã đưa ra cảnh báo cấp độ 3 (a level 3 alert) đối với “tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đến Trung Quốc” – mức cảnh báo cao nhất trên thang 3 bậc.

Ngày 28-1-2020, Đặc khu Hong Kong công bố đóng cửa tạm thời nhiều cửa khẩu giữa Hong Kong và Đại lục trong nỗ lực mới nhất để ngăn chặn virus nCoV.

Đài CCTV (26-1-2020) cho biết: Ma Xiaowei, Giám đốc Ủy ban Sức khỏe Quốc gia, thông báo tại một cuộc họp báo ngày 26-1-2020 rằng: Trung Quốc sẽ gửi thêm 12 đội y tế gồm hơn 1.600 người tới các khu vực bị nhiễm nặng ở tỉnh Hubei. Trong khi đó, 3 đội quân y gồm 450 người đã bay vào Wuhan đêm 24-1-2020 và ngay lập tức làm việc tại 3 bệnh viện. Chính quyền thành phố Wuhan cũng đang cho xây dựng khẩn cấp 2 bệnh viện dã chiến ở Huoshenshan (có 700 tới 1.000 giường) và Leishenshan (có 1.300 tới 1.500 giường) để điều trị các bệnh nhân nCoV. Hai bệnh viện này sẽ được đưa vào hoạt động vào ngày 3 và 5-2-2020.

10 nhà máy ở tỉnh Guangdong đã hủy bỏ việc nghỉ Tết để khôi phục việc sản xuất khẩu trang. Bộ Thương mại cho biết hơn 2 triệu chiếc khẩu trang và các sản phẩm có liên quan đã được lên kế hoạch cung cấp cho thành phố Wuhan. Hôm 25,1, tỉnh Hubei đã chuẩn chi ngân sách 1,03 tỉ nhân dân tệ để giải cứu và chữa trị cho các bệnh nhân. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank) ngày 24-1 đã dành cho Wuhan các khoản vay khẩn cấp 2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 288,3 triệu USD) để chi cho các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát nCoV.

Hãng tin AFP (Pháp) ngày 28-1-2020 dẫn kết quả ước tính của các chuyên gia ở Mỹ và Canada dựa trên các dữ liệu có được đầu tiên cho biết chủng loại virus Corona mới, 2019-nCoV, sẽ gây lây nhiễm cho tối thiểu hàng vạn người và sẽ kéo dài ít nhất là nhiều tháng.

David Fisman, giáo sư tại Đại học Toronto (Canada), người đã viết một bài phân tích về virus Wuhan Corona cho Hiệp hội Quốc tế về các bệnh truyền nhiễm (International Society for Infectious Diseases), nói với AFP: “Trong kịch bản tốt nhất, chúng ta sẽ trải qua mùa xuân và mùa hè, và sau đó nó sẽ chết.” Trong khi đó, Alessandro Vespignani, giáo sư tại Đại học Northeastern University ở Boston (bang Massachusetts, Mỹ) và là thành viên của một nhóm các nhà nghiên cứu quản lý một bảng tin trực tuyến về sự bùng phát 2019-nCoV, nói rằng: “Đó không phải là thứ sẽ kết thúc vào tuần tới hoặc tháng tiếp theo”.

Hãng tin AFP lưu ý: các nhà dịch tễ học không có quả cầu pha lê (đồ nghề của các thầy bói phương Tây). Họ chỉ có thông tin từng mảnh một về chủng virus mới, xuất hiện vào tháng 12-2019. Họ sử dụng các mô hình toán học để ước tính số lượng các trường hợp thực tế, tính đến ngày hiện tại và so sánh chúng với các vụ bùng phát dịch trong quá khứ – nhưng nhiều giả thuyết của họ vẫn chưa chắc chắn. Và tất cả các dự báo, dự đoán chỉ mang tính tham khảo.

Trang tin khoa học Science Alert (28-1-2020) và báo The Straits Times của Singapore (27-1-2020) dẫn tin của hãng Pháp AFP cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27-1-2020 đã thừa nhận họ sai lầm khi đưa ra những đánh giá về mức độ nguy hiểm của đợt bùng phát virus 2019-nCoV. Liên tiếp trong 3 báo cáo hàng ngày vào các ngày 23, 24 và 25-1-2020, WHO nhận định rằng mức độ nguy cơ toàn cầu của virus mới này là “vừa phải” (moderate). Và trong báo cáo ngày 26-1-2020, WHO đã thừa nhận mình đã “không chính xác” (incorrectly) về quy mô của nguy cơ trong các báo cáo đó và đã sửa chữa sai lầm của mình với đánh giá mới rằng “nguy cơ này là rất cao ở Trung Quốc, cao ở mức độ khu vực và cao ở mức độ toàn cầu” (the risk was “very high in China, high at the regional level and high at the global level”).

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, vừa đến thăm Trung Quốc để thảo luận về các cách thức ngăn chặn dịch bệnh, ngày 23-1 đã bị một số phóng viên đặt câu hỏi về quyết định WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp liệu có bị chính trị hóa không. Ông đã nói rằng việc xác định này có thể được thay đổi bất cứ lúc nào và nguy cơ toàn cầu từ vụ dịch này là “cao”. Ông nói: “Đây là một trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc, nhưng nó chưa trở thành một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Nó có thể chưa trở thành một trường hợp khẩn cấp như thế.” (This is an emergency in China but it has not yet become a global health emergency. It may yet become one.)

WHO cho biết phân loại này là “một đánh giá toàn cầu về rủi ro, bao gồm mức độ nghiêm trọng, mức độ lây lan và khả năng đối phó”. Cơ quan này nói thêm rằng sai lầm trong ba báo cáo tình hình của mình là “lỗi từ ngữ” (error in the wording).

Khi được hỏi về việc WHO sửa đổi lại đánh giá về Wuhan Coronavirus, Antoine Flahault, đồng giám đốc của Trường Y tế Công cộng Thụy Sĩ (the Swiss School of Public Health), nói với AFP: “Đó là một sai lầm. Đó chắc chắn là một lỗi lớn … nhưng tôi thực sự nghĩ rằng đó là một sai lầm hiện đã được sửa chữa.”

Bạn có thể tham khảo trực tiếp các nguồn thông tin này.

Science Alert: WHO Has Admitted an Error in Its Assessment of Wuhan Coronavirus Risk

The Straits Times: Confusion as WHO corrects China virus global risk level

AFP: Experts say China virus outbreak will last months at least

AFP: China virus death toll tops 100 as contagion spreads abroad

CNN: Death toll from Wuhan coronavirus tops 100 as infection rate accelerates

CCTV: China beefs up action against novel coronavirus as cases increase

PHẠM HỒNG PHƯỚC