Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2024

Huawei chia sẻ về tầm nhìn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Mặc dù môi trường bên ngoài đầy thách thức và phức tạp vào năm 2021, Tập đoàn công nghệ Huawei vẫn duy trì hoạt động mạnh mẽ và tiếp tục tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội. Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) luôn là thị trường trọng điểm của Huawei.

Ông Jun Zhang, Giám đốc đối ngoại của Huawei khu vực APAC, mới đây đã chia sẻ về tầm nhìn của Huawei trong khu vực năng động và nhiều tiềm năng phát triển này.

Ông Jun Zhang.

Ngân sách đầu tư cho vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei năm nay đã đạt lên tới 22,4% doanh thu. Đây là mức độ đầu tư vào R&D kỷ lục từ trước đến nay của Huawei. Huawei cho biết công ty vẫn mong muốn duy trì và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong phát triển. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn thu hút được nhiều nhân tài tại khu vực này để liên tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất và chất lượng cao cho khách hàng.

Đổi mới sáng tạo kỹ thuật số

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi có nhiều quốc gia đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số nhất. Trong khu vực này, chuyển đổi số được xem là chiến lược của nhiều quốc gia. Đơn cử Thái Lan với mong muốn trở thành trung tâm kỹ thuật số tại khu vực. Thái Lan cũng đã xây dựng những hệ thống băng thông rộng và các trung tâm phát triển điện toán đám mây cũng như là hệ sinh thái kỹ thuật số. Và năm ngoái, Huawei Thái Lan đã ra mắt “Bệnh viện thông minh 5G đẳng cấp thế giới Siriraj” (Siriraj World Class 5G Smart Hospital), dự án bệnh viện thông minh 5G đầu tiên và lớn nhất trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, bệnh viện Siriraj và Huawei hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm Sáng tạo chung để ươm tạo hơn 30 ứng dụng 5G sáng tạo sẽ được quảng bá trên toàn quốc từ năm 2022.

Bệnh viện thông minh 5G Siriraj ở Thái Lan.

Hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực APAC đang phát triển mạnh mẽ, và Huawei cũng đã công bố đầu tư 400 triệu USD trong ba năm tới vào các chương trình khởi nghiệp. Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số, Huawei cũng tiếp tục chuyển đổi số bằng cách đầu tư vào đổi mới R&D. Huawei đã xây dựng 3 trung tâm nghiên cứu trong khu vực tại Hong Kong, Singapore và Ấn Độ; và 5 phòng thí nghiệm và trung tâm đổi mới tại Singapore, Hong Kong, và phòng thí nghiệm mở ở Bangkok (Thái Lan), phòng thí nghiệm AI ở Singapore và trung tâm đổi mới 5G ở Thái Lan.

Trong khi đó, Huawei tiếp tục tăng cường các năng lực về giải pháp cơ sở hạ tầng ICT của mình, tiếp tục tập trung tăng cường vùng phủ sóng di động ở các vùng sâu vùng xa để thu hẹp khoảng cách số.

Tại Philippines, một hệ thống mới bao gồm các thiết bị di động và trí tuệ nhân tạo (AI) do Huawei cung cấp đã được triển khai trong các khu rừng nhiệt đới được bảo vệ để ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và săn trộm động vật. Được xác định bởi AI, các cảnh báo thời gian thực về âm thanh từ cưa xích, xe tải và các chỉ số khác về phá rừng được gửi đến các nhân viên kiểm lâm thông qua ứng dụng di động để họ có thể hành động nhanh chóng.

Ở khu vực Papua ở trên cao và bị cô lập, đội ngũ Huawei Indonesia đã vượt qua bùn lầy và rừng rậm để cung cấp và lắp đặt thành công thiết bị mạng, lần đầu tiên mang kết nối 4G đến một triệu cư dân và kết nối nơi này với thế giới.

Công nghệ kỹ thuật số cũng là chìa khóa để giảm carbon

Trong những năm qua, Huawei Digital Power đã giúp khách hàng giảm lượng khí thải lên tới hơn 17 triệu tấn, tương đương với việc trồng 23 triệu cây xanh.

Tại Singapore, Huawei đã hỗ trợ Sunseap Group với các bộ biến tần năng lượng mặt trời hàng đầu để xây dựng một trong những trang trại điện mặt trời nổi ngoài khơi (offshore floating solar farm) lớn nhất thế giới. Huawei cho biết sẽ góp phần chuyển đổi xanh ở APAC bằng cách kết hợp các công nghệ kỹ thuật số và điện tử.

Trang trại điện mặt trời nổi của Sunseap ở Singapore.

Nền kinh tế số đối mặt với sự thiếu hụt tài năng ICT tiềm năng

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số đối mặt với sự thiếu hụt tài năng ICT tiềm năng ở khu vực APAC. Bài toán này cần được giải quyết bằng cách phát triển tài năng địa phương.

Năm ngoái, Huawei đã hợp tác với Công ty Bijoy Digital của Bangladesh để xây dựng một chương trình đào tạo hai năm và cung cấp các máy tính bảng được cài đặt sẵn các ứng dụng giáo dục Bijoy Digital nhằm giúp trẻ em Bangladesh có thể tiếp tục học tập tại nhà trong đại dịch COVID-19.

Huawei cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với Quỹ Lãnh đạo Phụ nữ (WLF) tại Malaysia nhằm đào tạo 2.500 phụ nữ tương lai có kỹ năng phân tích kinh doanh, dữ liệu lớn, AI và blockchain.

Huawei cho biết năm nay công ty sẽ nỗ lực giúp phụ nữ dẫn đầu trong ngành ICT trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số và có kế hoạch đầu tư 10 triệu USD vào khu vực APAC để đào tạo 100.000 nhân tài ICT.

Ông Jun Zhang cho biết: trong năm 2022, Huawei sẽ không chỉ thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực APAC một cách cởi mở, minh bạch và chất lượng cao, mà còn tăng cường hợp tác với nhiều chính phủ và các bên liên quan để cùng nhau nâng cao an ninh trong hợp tác.

Huawei nói họ tiếp tục thực hiện cam kết đối với sự đổi mới, cởi mở, hợp tác và thành công chung. Ngay cả dưới áp lực nặng nề, Huawei vẫn thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hàng đầu thế giới vào R&D và thúc đẩy chiến lược toàn cầu hóa liên quan đến các tiêu chuẩn, tài năng và chuỗi cung ứng. Thông qua đó, Huawei duy trì khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng, hợp tác với các đối tác để chia sẻ thành công và đóng góp cho toàn xã hội. Ông Jun Zhang kết luận: “Chỉ bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và niềm tin sẽ thúc đẩy chúng ta bước vào Thế giới thông minh (Intelligent World).”

MEDIAONLINE

Nguồn do Huawei cung cấp.