Google chia sẻ mẹo giúp bạn kiểm tra thông tin như một người kiểm chứng chuyên nghiệp
Người kiểm chứng thông tin (fact-checker) có vai trò quan trọng trong việc xác thực tất cả các thông tin cũng như những tuyên bố trong một sự kiện hoặc câu chuyện để bảo đảm câu chuyện đó chính xác và được truyền tải đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần trong việc phát hiện và ngăn chặn thông tin sai lệch phát tán rộng rãi.
Trong năm qua, lượt tìm kiếm trên Google về fact-check (kiểm chứng sự thật) đã tăng trưởng tại Việt Nam. Việc xác minh thông tin trực tuyến cho thấy rằng người dùng ngày càng chú ý hơn đến các công việc liên quan đến lĩnh vực này.
Năm 2022 này, để vinh danh những công trình quan trọng trong Ngày Quốc tế Kiểm chứng Thông tin (International Fact-Checking Day) 2-4, Google đã chia sẻ với mọi người những mẹo từ chính những chuyên viên kiểm chứng thông tin, 5 câu hỏi mà họ thường đặt ra khi đọc tin tức, từ đó bạn cũng có thể phát hiện những thông tin không đáng tin cậy.
1. Nguồn tin đến từ đâu? (What is the source?)
Hãy chắc chắn rằng bạn biết tin tức đang đọc đến từ đâu. Không chia sẻ nếu bạn không thể tra cứu hoặc xác thực nguồn thông tin gốc.
2. Tôi có thể tin vào nguồn này không? (Can I trust this source?)
Những tuyên bố bất thường cần đi kèm với những bằng chứng đặc biệt. Tìm kiếm các nguồn thông tin chính thức như báo chí chính thống hoặc trang web chính phủ và các bài báo sao lưu thông tin với liên kết dẫn đến nguồn, ảnh và video.
3. Ai là “chuyên gia”? (Who is the “expert”?)
Hãy kiểm tra xem các tuyên bố về sự việc có được phát ngôn bởi người có thẩm quyền hay không? Và nhớ rằng quan điểm của họ cũng như những cái nhìn khác đã được đưa ra.
4. Liệu thông tin có hướng tôi làm điều gì hay không – thích, chia sẻ, theo dõi, mua hàng? (Is it telling me to do something – like, share, subscribe, buy?)
Những câu chuyện kịch tính tạo ra sự khẩn cấp trên thực tế có thể là một cái bẫy để bạn hành động theo chiều hướng có lợi cho một người nào đó.
5. Thông tin có gây sốc, gây sợ hãi hay thù ghét không? (Is the claim shocking, or trying to drum up fear or hate?)
Đáng buồn thay, nhiều kẻ đã lan truyền những thông tin sai lệch và dễ tổn thương để gieo tiếng xấu và thương tổn cho người khác. Hãy suy nghĩ trước khi chia sẻ!
Thử thách dành cho giới trẻ: Bạn có sẵn sàng đương đầu thử thách này?
Nếu đang trong khoảng từ 15 đến 24 tuổi, và bạn có hứng thú với việc kiểm chứng thông tin, bạn có thể tìm hiểu thêm và tham gia Thử thách Kiểm chứng Thông tin dành cho Giới trẻ (Youth Verification Challenge) do Google Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức.
Trong bài viết trên trang Blog Google ngày 1-4-2022, bà Lucinda Longcroft, Giám đốc Government Affairs & Public Policy, Google Australia và New Zealand, cho biết: Thử thách Kiểm chứng Thông tin dành cho Giới trẻ lần 2 hiện đã mở đơn đăng ký. Bạn có thể tham gia tập huấn và trau dồi kỹ năng kiểm chứng thông tin, đồng thời áp dụng chúng vào những trận chiến xác thực thông tin ngay trong thực tế để chống lại nguồn tin giả! Đặc biệt hơn, khi hoàn tất 3 trên 4 phần, bạn sẽ nhận được chứng chỉ từ Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển (MDI) cũng như những túi quà hấp dẫn từ Google.
Thử thách này sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9-2022 với 8 ngôn ngữ, trong đó bao gồm Tiếng Việt. Tìm hiểu thêm về Thử thách Kiểm chứng Thông tin dành cho Giới trẻ (Youth Verification Challenge) tại đây: Tiếng Việt | English.
Tham khảo: It’s International Fact-Checking Day: how to read the news like a fact-checker
MEDIAONLINE
Nguồn do Google cung cấp.