Phố Ông đồ buổi tối
Để cho khỏi đụng hàng và cũng có check-in Tết nhất như trend, trong khi bà con trẩy hội ban ngày, tôi mò ra Phố Ông đồ Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào lúc ánh nắng đã khuất sau những ngôi nhà cao tầng bao vây chung quanh và lát sau thì đèn đã phải bật lên. Gọi là Phố Ông đồ buổi tối còn có nghĩa bóng là khi nó sắp hoàn thành nhiệm vụ một năm nữa. Tôi ghé tối 21-1-2020 tức 27 Tết Canh Tý, ngày hoạt động thứ 13 của Phố Ông đồ (khai trương ngày Rằm tnáng Chạp). Và như bao khu công cộng vào lúc sắp tàn này, mọi thứ trở nên cũ kỹ và… toang cả rồi ông giáo ạ. Người Việt mình lâu nay có một cái không biết nên gọi là “thần thái” hay “thần kinh”: chỉ biết ki bo giữ của tư mà xài hoang phá của công.
Phố Ông đồ Tết Canh Tý cũng như mọi năm mở ở mặt tiền Nhà Văn hóa Thanh niên, bao hai đoạn đường góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch. Đây đã làn năm thứ 14 Phố O6ng đồ được tổ chức cho người ta du xuân sớm, chụp ảnh với mai và hoa Tết (mai giả thôi, nên chụp xa, chớ chụp cận cảnh kẻo kỳ) cùng trải nghiệm một số nét đặc trưng ngày Tết truyền thống. Nó rất thú vị cho những người tha hương, check-in Tết TP.HCM trước khi à la sô chen lấn nhau trên đường xa lộ, tại sân nay nhà ga bến xe mà về quê sum họp gia đình.
Phố Ông đồ Tết Canh Tý có khoảng 30 gian hàng, nhiều nhất là loại hình thư pháp. Đặc biệt năm nay có khoảng 10 gian thư pháp có các bà đồ, cô đồ cho chữ phóng bút.
Đường mai vàng, Phố Ông đồ nằm trong không gian Lễ hội Tết Việt 2020 do Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức, diễn ra từ ngày 9 (tức 15 tháng Chạp) tới ngày 29-1-2020 (tức mùng 5 Tết Canh Tý).
PHẠM HỒNG PHƯỚC