Chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024

Thay đổi thói quen trong cuộc sống “không chạm” nhờ ứng dụng AI

Những câu lệnh bằng giọng nói ngày càng được được thực hiện nhiều hơn để điều khiển thiết bị thông minh. Xu hướng “không chạm” (touchless) đang tạo ra những bước tiến mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).

Muốn nghe bài hát “Đất nước trọn niềm vui”, chị Lưu Giang (34 tuổi, TP.HCM) đang vừa lái xe, vừa ra lệnh bằng giọng nói trên xe ôtô cho trợ lý thông minh trên xe mở phát ngay bài hát đó.

Những năm gần đây, xu hướng tìm kiếm sử dụng giọng nói trở nên phổ biến. Thao tác này đơn giản, tiết kiệm thời gian, thay vì nhấn từng nút trên màn hình để hoàn tất nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm.

Đối với những người lớn tuổi hơn, việc sử dụng các tiện ích thông minh tại nhà cũng trở nên dễ dàng. Ông Phạm Quang Tiến (65 tuổi, TP.HCM) cho hay, ông thực hiện các tác vụ trên chiếc tivi ở nhà chỉ hoàn toàn bằng giọng nói. Các thao tác được đơn giản hóa, AI đã thay đổi thói quen của ông.

Xu hướng “không chạm” đang tạo ra những bước tiến mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) . (Nguồn do Nhóm Truyền thông Zing cung cấp).

Hiệu năng của giọng nói

Có thể thấy rõ, xu hướng “ít chạm” và “không chạm” ngày càng phổ biến và là tiến trình không thể đảo ngược. Đây là tất yếu của tương lai.

Một tính toán khá thú vị cho thấy, trong 1 phút, một người có thể viết trung bình 30 từ, đánh máy 60 từ, nhưng có thể nói tới 150 từ. Như vậy, trong 3 công việc trên, “nói” sẽ tiết kiệm công sức nhất. Do đó, để tối ưu công việc thì con người cần tối ưu trong hoạt động “nói”.

Hiểu được điều này, nhiều công ty công nghệ đang đầu tư lớn cho sự phát triển của AI và máy học (ML). Từ đó, giúp phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói, đưa trợ lý giọng nói đi sâu vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Ví dụ điển hình, Google Assistant là một trong ba trợ lý giọng nói phổ biến nhất thế giới hiện nay, bên cạnh Alexa của Amazon và Siri của Apple. Lợi thế của Google Assistant là có kho dữ liệu lớn, sử dụng được với các dịch vụ Google phổ biến khác nhau, có thể ra lệnh điều khiển trong nhà thông minh, tivi, tìm kiếm email, tin nhắn,…

Công nghệ nhận dạng giọng nói được đầu tư phát triển, đưa trợ lý giọng nói đi sâu vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. (Nguồn do Nhóm Truyền thông Zing cung cấp).

Tại Việt Nam, trợ lý tiếng Việt phổ biến nhất phải kể đến trợ lý giọng nói Kiki do Zalo AI phát triển. Mới đây, trợ lý “Make in Vietnam” này vừa cán mốc 500.000 lượt cài đặt trên ôtô.

Hiện, tổng số ôtô đăng kiểm ở Việt Nam là khoảng 5 triệu chiếc, như vậy, Kiki đang “đồng hành” cùng 10% tài xế Việt. Trợ lý này cũng được tích hợp mặc định trên sản phẩm của gần 30 hãng màn hình thông minh trên xe.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng Ôtô Thành Công (TCMS) và nhà sản xuất linh kiện hàng đầu Hàn Quốc Motrex cũng đã hợp tác với Zalo AI để đưa trợ lý Kiki tích hợp sẵn vào hệ thống thông tin giải trí (IVI) trên những dòng xe Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam.

Dòng chảy AI, nếu tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ thành công

Đứng đằng sau sự thành công của các trợ lý thông minh không thể không nhắc tới sự lên ngôi của kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo Giáo sư Kok-Leong Ong, Giám đốc Trung tâm phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Đại học RMIT, những doanh nghiệp phát triển chiến lược xung quanh việc nắm bắt AI sẽ có khả năng là người chiến thắng trong lĩnh vực của họ. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ phải xem xét các yếu tố rủi ro và phát triển các kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp.

Dòng chảy AI kéo theo sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. (Nguồn do Nhóm Truyền thông Zing cung cấp).

Nhìn từ quá khứ, những công ty nắm bắt và tìm cách tận dụng công nghệ mới thường trở nên rất thành công và được hưởng lợi từ đối thủ vốn không chịu thay đổi.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, người tiêu dùng càng muốn có trải nghiệm thông minh hơn và được cá nhân hóa hơn. Chính AI góp phần vào cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Có thể dẫn chứng, xu hướng ít nút bấm và tối giản trên xe ôtô khiến giọng nói trở thành trung tâm của sự điều khiển. Khi đó, các thao tác chạm trên màn hình là phương án dự phòng vì không tự nhiên và không tiện khi phải với tay dẫn đến mất tập trung lái xe. Đó là lý do vì sao những trợ lý giọng nói đạt được những thành công và đang tạo ra những bước tiến mới trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, các nhà sản xuất ôtô và linh, phụ kiện cũng đua nhau phát triển, ứng dụng AI.

Ứng dụng AI trở thành một phần trong cuộc đua linh, phụ kiện trong kỷ nguyên về công nghệ trên xe ôtô. (Nguồn do Nhóm Truyền thông Zing cung cấp).

Quay lại câu chuyện trợ lý Kiki tại Việt Nam, không khó để nhìn thấy vì sao trợ lý này thành công trong thời gian ngắn. Ngoài việc sản phẩm đáp ứng tốt cho người dùng là điều tất yếu, Kiki đã nắm bắt tốt xu hướng thời đại, có chiến lược phát triển phù hợp trong dòng chảy của kỷ nguyên AI.

Ông Nguyễn Bá Đạt, Giám đốc Cao cấp sản phẩm tại Zalo AI, cho biết, yếu tố quyết định cho những dấu ấn của Kiki trên thị trường, đó là sản phẩm thực sự mang lại giá trị. Kiki góp phần giải quyết được vấn đề “tương tác rảnh tay”, giúp tài xế có trải nghiệm tiện dụng và an toàn.

“Việc điều khiển bằng giọng nói là xu hướng và cũng là yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ người dùng. Hiện Kiki đã và đang tiếp tục làm việc với một số thương hiệu xe phổ biến ở Việt Nam để cùng nghiên cứu và tích hợp Kiki sâu với hệ thống xe, phục vụ nhu cầu lái xe thông minh ở Việt Nam”, ông Đạt cho biết thêm.

Nhân dịp cán mốc 500.000 lượt cài đặt, Zalo AI tặng mã “KIKI500”, kích hoạt sử dụng miễn phí 1 năm. Bạn đọc có thể tải và cài đặt Kiki tại đây.

T.T.Z.

Nguồn do Nhóm Truyền thông Zing cung cấp.