Rượu sake mới cầm đã… xỉn
+ Photo: PHP bên chai rượu sake to đùng ở Nhật Bản tháng 11-2010.
Sake – theo tiếng Anh và cách dùng của người nước ngoài – là danh từ chỉ loại rượu nấu từ gạo của Nhật Bản. Còn trong tiếng Nhật, sake lại có nghĩa là bất cứ loại thức uống nào có cồn. Nó xêm xêm từ “rượu” của ta.
Sake được chế biến từ quá trình ủ gạo với men rượu. Nó khác quy trình chế biến rượu vang – từ việc lên men đường tự nhiên có trong trái nho.
Nồng độ alcohol trong rượu sake nguyên chất vào khoảng 18-20% (khi vô chai, rượu sake được pha loãng với nước nên nồng độ còn dưới 15%). Nghĩa là cao hơn bia và rượu vang.
Ngày nay, sake đã trở thành 1 loại đồ uống quốc tế và được sản xuất nhiều ở ngoài nước Nhật. Thực tế là người nước ngoài uống sake nhiều hơn người Nhật và chất lượng rượu sake của nước ngoài cũng ngày một gia tăng. Trong khi đó, ngành sản xuất rượu sake ở Nhật Bản xuống dốc từ giữa thập niên 1970. Số xưởng rưọu sake trên toàn Nhật Bản đã giảm từ 3.229 xưởng (năm 1975) xuống còn 1.845 xưởng (2007).
Hàng năm, ngày 1-10 là Sake Day ở Nhật Bản.
Rượu hồ đào chưa uống đã say
Rượu sake mới cầm đã xỉn!
PHP
(Saigon 25-6-2012)
Một xưởng làm rượu sake ở Nhật Bản.