Thứ Năm ngày 23 tháng 1 năm 2025

Chuyến bay mất tích MH370: Chuyện gì vậy ta?

140308-missing-flight-mh370-CCTV_plane_satellite

 

Hãng tin của nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã (12-3-2014) đưa tin: Các hình ảnh vệ tinh được post trên một website của chính phủ nước này cho thấy những vật nổi có thể là mảnh vỡ của chiếc máy bay Malaysia Airlines bất hạnh MH370 mất tích sáng sớm 8-3-2014 khi vừa rời Kuala Lumpur bay đi Bắc Kinh với 239 người trên khoang.

Điều đang chú ý là vị trí phát hiện những mảnh vỡ này ở gần nơi mấy ngày qua hàng chục máy bay và tàu của 12 nước lùng sục theo kiểu càn quét để không bỏ sót “một inch nào”, như lời quan chức Malaysia nói.

Chúng được cho là xuất hiện vào khoảng 11g sáng Chủ nhật 8-3-2014, tức gần 10 tiếng đồng hồ sau khi máy bay bị mất liên lạc, trong một khu vực có bán kính 20km ở ngoài khơi giữa Mũi Cà Mau và miền đông Malaysia. Ba “vật thể nổi tình nghi” (suspected floating objects) này có kích thước khác nhau, cái lớn nhất có kích thước 24m x 22m (79 x 72 feet).

Các hình ảnh này được đưa lên website của Cục Quản lý Khoa học, Kỹ thuật và Công nghiệp Quốc phòng.

Do các hình ảnh vệ tinh này được chụp từ 4 ngày trước nên tới giờ khó tin là các “vật lạ” đó còn nguyên tại đó.

Câu hỏi đặt ra, tại sao hỗm rày thông tin này chẳng được công bố. Cái cục hay “viên” kia sao không chủ động cung cấp thông tin cho nhà chức trách hay có làm mà bị “lãng quên”? Nên nhớ là tới 2 phần 3 số hành khách bất hạnh trên chuyến bay MH370 là người Trung Quốc.

Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Malaysia, Datuk Azharuddin Abdul Rahman, nói với hãng tin Mỹ AP sáng nay 13-3-2014 rằng Malaysia chớ hề được thông tin chính thức từ phía Trung Quốc về những hình ảnh này. Ông cũng chỉ biết qua báo chí. Ông nói nếu như được Bắc Kinh báo tin, Malaysia sẽ lập túc đưa tàu và máy bay ra tìm kiếm.

140311-life-raft-malaysia

Trong khi đó, báo New Straits Times của Malaysia ngày 12-3-2014 đăng tin ảnh cho biết một nhóm ngư dân Malaysia vào lúc 12g trưa ngày 11-3 đã tìm thấy một chiếc bè cứu sinh (life raft) có in chữ “Boarding” (trên khoang) ở vị trí cách thành phố Port Dickson 10 hải lý, trong Eo biển Malacca. Ngư dân Azman Mohamad, 40 tuổi, cho biết họ đã lập tức báo tin cho Cơ quan Bảo vệ Hàng hải Malaysia Kuala Linggi (MMEA) ở Malacca để họ tới phụ kéo chiếc mảng lên vì nó rất nặng. Trong khi chờ đợi, các ngư dân đã phải cột chiếc mảng vào tàu của họ để phòng nó bị chìm do nó bị hư hỏng nặng. Khi tàu của MMEA tới, họ đã giao nộp chiếc mảng. Điều đáng giận là một người phát ngôn của MMEA sau đó cho biết chiếc mảng đó đã bị chìm xuống biển trong khi họ đang cố gắng vớt nó lên tàu.

Vậy là sau hả Giàng? Bằng chứng quý giá nhất mà hơn chục nước săn lừng mấy ngày nay thn biết bao công sức, tiền của lại bị xử lý vô duyên, lãng nhách vậy sao?

140308-missing-flight-mh370-map

Chỉ có một điều và một sự thật rất rõ ràng: với thông tin này, máy bay và tàu chiến tìm kiếm của Trung Quốc “có lý do chính đáng” để tiếp tục ở lại vùng trời, vùng biển phía cuối Việt Nam. Biết vậy thôi, phải cắn răng mà chịu trận thôi. Hồn ai nhà nấy giữ! Chỉ bực cái là chẳng biết đây có phải là một “trò xiếc có mưu toan” nào không? Cầu mong vong linh 239 người xấu số chứng giám!

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 13-3-2014)

 + Nguồn ảnh: Internet. Thanks.

 

+ Báo Wall Street Journal (13-3-2014) cho biết, theo lời của các nhà điều tra và các quan chức an ninh quốc gia Mỹ, chiếc máy bay MH370 bị mất tích của Malaysia Airlines có thể đã bay trên trời thêm 4 giờ nữa sau khi biến mất khỏi màn hình radar. Đây là kết quả phân tích ban đầu dựa trên thông tin mà động cơ máy bay tự động gửi về cho nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce trước khi biến mất. Theo quy trình đã được lập trình sẵn, trong suốt mỗi chuyến bay, động cơ sẽ tự động gửi các thông tin về tình trạng của mình 4 lần để phục vụ cho chương trình giám sát và duy tu bảo dưỡng của hãng. Chiếc Boeing B777-200ER này được trang bị 2 động cơ Rolls-Royce Trent 800. Với vận tốc và thời gian bay như vậy, về lý thuyết, chiếc MH370 có thể bay thêm hơm 2.000 hải lý (3.700km), nghĩa là có thể bay tới biên giới Pakistan hay thậm chí tới Biển Arập. Bí ẩn nằm ở chỗ, về kỹ thuật, nếu tắt hết các tín hiệu liên lạc, máy bay không còn xuất hiện trên các màn hình radar dân dụng, nhưng nó không thể lọt lưới các hệ thống radar quân sự tinh vi hơn nhiều, đặc biệt là làm sao thoát nổi dưới vô số các con mắt cú vọ từ vô số vệ tinh dọ thám trên quỹ đạo.