Thứ Hai ngày 23 tháng 12 năm 2024

Những chú G.I. được mùa xuất ngoại mệt nghỉ…

140426-us-army-come-lithuania-02

 

Trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Philippines ngày 28-4-2014, một trong những sự kiện được chú ý nhiều nhất là hai nước đồng minh ở hai bên bờ Thái Bình Dương này ký kết thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDC). Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes mô tả đây là một “cam kết lịch sử (của Mỹ) với Thái Bình Dương”.

Thỏa thuận có hiệu lực 10 năm (và có thể tái ký nếu như hai bên có nhu cầu) cho phép lính Mỹ trở lại đóng quân ở Philippines sau hơn 20 năm bị nước Đông Nam Á này buộc phải rời bỏ các căn cứ hải quân, không quân lớn ở đây. Với thỏa thuận naỳ, lính Mỹ sẽ được phép đóng quân ở Philippines với tính cách “tạm thời, luân chuyển”, Mỹ có thể đưa tàu chiến và máy bay vào khu vực, giúp cho Mỹ trở thành một đối tác có khả năng và sự hiện diện hơn ở khu vực đang có nhiều biến động này. Nói tưng tửng nhưng mà là sự thiệt: hồi nào bị người Philippines “xua đuổi” như tà, bây giờ mấy chú lính G.I. (lính Mỹ) lại được nước này trải thảm đỏ đón vào.

Philippines hiểu rằng họ phải dựa vào sự bảo vệ của Mỹ để đối phó với tình hình leo thang tranh chấp chủ quyền từ nước láng giềng lớn Trung Quốc. Và ai cũng thấy rõ rằng chính ý đồ thao túng khu vực của Bắc Kinh ở Biển Đông trong thời gian gần đây đã tạo cơ hội cho Mỹ đàng hoàng trở lại khu vực mà Mỹ coi là một trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của mình. Trong thời gian qua, Mỹ ngày càng tăng cường thêm tàu chiến, máy bay tới khu vực châu Á này với lý do bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế và bảo vệ các đồng minh của mình trong khu vực.

Cùng lúc đó, hành động cứng rắn của Nga đối với cuộc khủng hoảng Ukraine mà đỉnh điểm là việc Bán đảo Crimea ly khai với Ukraine để sáp nhập Nga đã không chỉ khiến Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt bằng cấm vận, mà còn tạo ra cơ hội ngàn năm có một để Mỹ đưa quân tới các nước thành viên NATO trong khu vực chung quanh Nga. Đây chính là các nước Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ. Họ đã yêu cầu và được Mỹ đáp ứng. Theo Điều 5 của Hiến chương NATO, việc tấn công một nước trong liên minh quân sự này được coi như tấn công vào chính nước Mỹ.

Mỹ đã đưa 600 lính nhảy dù tới Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania, mỗi nước 150 quân. Sự hiện diện của lính Mỹ ở đó, dù chỉ là một số lượng nhỏ, nhưng có thể trấn an các nước đồng minh của Mỹ. Theo quan điểm xưa nay của Mỹ, chỉ cần một công dân Mỹ có mặt ở đâu đó trên hành tinh, là cả nước Mỹ có trách nhiệm bảo vệ người đó.

Nhìn lên bản đồ ta thấy rõ là vòng vây NATO đang ngày càng áp sát nước Nga. Ở vùng Biển Baltic, toàn bộ 4 nước Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania giáp Nga đều là thành viên NATO và nay đã có lính Mỹ hiện diện. Còn ở khu vực Biển Đen giáp Nga, ngoài Ukraine có Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia. Ba nước Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ đã là thành viên của NATO. Georgia đang làm thủ tục gia nhập NATO. Còn Ukraine thì sau cuộc khủng hoảng đối chọi với Nga này, tất nhiên họ sẽ ngả mạnh hơn qua EU và NATO.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 29-4-2014)

 

+ Nguồn ảnh: Internet. Thanks.

140426-us-army-come-lithuania-07-lithuania-defence-chief

Trung tướng Arvydas Pocius, Tư lệnh Quốc phòng Lithuania (bên phải) chào đón lính Mỹ tới đóng ở nước Baltic này tại sân bay quân sự Siauliai ngày 26-4-2014 . (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140415-russia-troops-in-ukraine

Quân Nga ở chung quanh Ukraine hồi trung tuần tháng 4-2014.

140426-us-army-come-lithuania-08-lithuania-defence-chief-pocius-us-chief-longo

Thiếu tướng Richard C Longo, Phó tư lệnh phụ trách huấn luyện quân sự cơ bản của Quân đội Mỹ (bên trái), và Trung tướng Arvydas Pocius, Tư lệnh Quốc phòng Lithuania, tại sân bay quân sự Siauliai ngày 26-4-2014 trong sự kiện đón lính Mỹ tới đóng ở nước Baltic này. (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140426-us-army-come-lithuania-09-lithuania-defence-chief-pocius-us-chief-longo

Thiếu tướng Richard C Longo, Phó tư lệnh phụ trách huấn luyện quân sự cơ bản của Quân đội Mỹ (bên trái), và Trung tướng Arvydas Pocius, Tư lệnh Quốc phòng Lithuania, tại sân bay quân sự Siauliai ngày 26-4-2014 trong sự kiện đón lính Mỹ tới đóng ở nước Baltic này. (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140426-us-army-come-lithuania-10-lithuania-defence-chief-pocius-us-chief-longo

Thiếu tướng Richard C Longo, Phó tư lệnh phụ trách huấn luyện quân sự cơ bản của Quân đội Mỹ (bên phải), và Trung tướng Arvydas Pocius, Tư lệnh Quốc phòng Lithuania, tại sân bay quân sự Siauliai ngày 26-4-2014 trong sự kiện đón lính Mỹ tới đóng ở nước Baltic này. (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140426-us-army-come-lithuania-06-lithuania-president-dalia

Nữ Tổng thống Dalia Grybauskaite của Lithuania ngày 26-4-2014 ra tận sân bay quân sự tại Siauliai đón chào lính Mỹ. (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140426-us-army-come-lithuania-05-lithuania-president-dalia

Nữ Tổng thống Dalia Grybauskaite của Lithuania ngày 26-4-2014 ra tận sân bay quân sự tại Siauliai đón chào lính Mỹ. (AP Photo/Mindaugas Kulbis)

140426-us-army-come-lithuania-03

150 lính dù Mỹ đã được triển khai tới Lithuania ngày 26-4-2014. Họ nằm trong số 600 lính Mỹ vừa được đưa tới đóng ở 4 nước NATO thuộc vùng Biển Baltic giáp Nga.

140426-us-army-come-lithuania-02

150 lính dù Mỹ đã được triển khai tới Lithuania ngày 26-4-2014. Họ nằm trong số 600 lính Mỹ vừa được đưa tới đóng ở 4 nước NATO thuộc vùng Biển Baltic giáp Nga.

140426-us-army-come-lithuania-01

150 lính dù Mỹ đã được triển khai tới Lithuania ngày 26-4-2014. Họ nằm trong số 600 lính Mỹ vừa được đưa tới đóng ở 4 nước NATO thuộc vùng Biển Baltic giáp Nga.