Thứ Năm ngày 21 tháng 11 năm 2024

Phà Sewol chìm và chuyến bay MH370 mất tích: cập nhật 18-5-2014

Malaysia-Airlines-Flight-MH370-beijing-02

 

CON PHÀ SEWOL

 

Cho tới hôm nay đã 1 tháng 2 ngày sau khi chiếc phà biển Sewol của Hàn Quốc bị chìm ở biển Hoàng Hải sáng 16-4-2014. Trong số 476 người trên chuyến phà định mệnh chạy từ cảng Incheon (gần thủ đô Seoul) tới đảo du lịch Jeju, chỉ có 172 người sống sót. Có tới 375 học sinh 16 và 17 tuổi và 14 giáo viên của một trường trung học gần Seoul đi trên chuyến phà này; và chỉ có 75 học sinh và 3 giáo viên sống sót.

Phải mất 3 tuần sau tai nạn thảm khốc, nhà chức trách Hàn Quốc mới gút lại con số người sống sót là 172 người (so với con số 174 người công bố trước đó). Chỉ huy lực lượng Tuần duyên Kim Suk-kyoon giải thích: do có sai sót trong quá trình đếm người.

Như vậy số nạn nhân chết và mất tích tăng thêm 2 người thành 304 người. Cho tới ngày 17-5, vẫn còn 20 nạn nhân chưa tìm được.

Ban đầu, lực lượng cứu hộ dự định trục chiếc phà lên để tìm nạn nhân. Nhưng gia đình nhiều nạn nhân không chấp nhận với lý do họ không muốn người thân của mình phải chịu đau đớn lần nữa. Những chiếc tàu cần trục khổng lồ đã được điều tới hiện trường đành phải nằm đó chờ. Họ đã thống nhất là sau khi tìm được nạn nhân cuối cùng, lực lượng cứu hộ mới bắt đầu công việc trục vớt chiếc phà. Nhà chức trách dự định sẽ dùng dock nổi để nâng chiếc phà lên. Theo giới chuyên môn, công việc này sẽ mất vài tháng.

south-korea-sewol-ferry-shoe-jindo

Hãng tin Pháp AFP vừa phát tấm ảnh chụp một chiếc giày thể thao được thân nhân một nạn nhân đặt trên cầu cảng tại đảo Jindo, gần nơi phà chìm. Trên thân giày có viết những dòng chữ đứt ruột, đứt gan người đọc: “Con yêu. Bạn con đem tới cho con một đôi giày đẹp; mẹ của con, chị và anh con tất cả đang chờ con.” (My dear, your friend bought you a beautiful pair of shoes; your mum, sister and brother are all waiting for you.)

south-korea-sewol-ferry-paper-ships-seoul

Còn tại một nơi tưởng niệm ở Seoul, người ta xếp vô số chiếc thuyền giấy màu vàng có ghi những lời nhắn gửi các nạn nhân.

140516-seoul-city-hall-sorry-banner

Phía trước Tòa Thị chính Seoul có căng một tấm panô lớn với chữ “Xin lỗi”. Nhiều người Hàn Quốc vẫn tự hào về những người hùng công nghiệp của mình, những đại công ty lâu nay vượt qua nhiều đối thủ lớn trên thế giới về chất lượng, công nghệ và độ an toàn, như Samsung, Korean Air, Hyundai,… Nhưng trớ trêu thay, đất nước này cũng có một lịch sử đau buồn rất dài về tình trạng lơ là, làm ẩu khi thực hành những tiêu chuẩn an toàn, dẫn tới những tai ương chết người thảm khốc. Năm 1993, một vụ chìm phà từng giết chết 292 người với nguyên nhân là chở quá tải. Tai nạn ngày 16-4-2014 này cũng được cho một phần là do chở quá tải gấp 3 lần tải trọng hàng hóa cho phép! Cụ thể là phà Sewol đã chở tới 3.608 tấn hàng hóa (trong đó có 108 chiếc xe ôtô), trong khi tải trọng cho phép là 987 tấn. Để lấy chỗ chở thêm hàng hóa, phà đã giảm lượng nước dùng để cân bằng phà xuống chỉ còn 580 tấn (chỉ bằng 37% so với yêu cầu) khiến phà mất an toàn trầm trọng.

Người thân các nạn nhân giận dữ chỉ trích nhà chức trách đã cứu nạn quá chậm trễ và đầy bất cập khiến cho nhiều người bị chết oan uổng. Tổng thống Park Geun-hye đã lên tiếng xin lỗi và hứa cho xem xét lại toàn bộ hệ thống an toàn quốc gia. Thủ tướng Chung Hong-won đã từ chức để chịu trách nhiệm.

Mời xem video clip:

 

CHUYẾN BAY MH370

 

south-korea-sewol-ferry-mps

 

Mất tích từ sáng sớm 8-3-2014 khi vừa rời khỏi sân bay Kuala Lumpur trên đường bay tới Bắc Kinh (Trung Quốc), chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines cho tới nay vẫn bặt vô âm tín bất chấp chiến dịch tìm cứu tai nạn máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không với hơn 20 nước và vùng lãnh thổ tham gia.

Số phận của 227 hành khách gồm nhiều quốc tịch, trong đó 2 phần 3 là người Trung Quốc, và 12 nhân viên đội bay trên chiếc máy bay Boeing 777-200ER đó cho tới nay vẫn chỉ có thể xác nhận là mất tích.

Có quá nhiều điều bí ẩn và khó hiểu trong tai nạn máy bay này. Thái độ và cách hành xử của nước chủ nhà Malaysia đã làm cho người nhà các nạn nhân càng thêm giận dữ.

Ban đầu người ta tình nghi người thanh niên Iran 19 tuổi Pouria Nourmohammadi lên máy bay bằng hộ chiếu của một người Áo bị đánh cắp là khủng bố Hồi giáo. Nhưng sau đó nhà chức trách tìm ra anh ta là người đã cải sang đạo Thiên chúa và đang tìm cách qua Đức, nơi mẹ mình đang chiến đấu với bệnh ung thư vú.

Kể từ giữa tháng 3-2014 tới nay, mọi nỗ lực tìm kiếm được tập trung ở Ấn Độ Dương, bắt đầu từ khu vực ngoài khơi Ấn Độ do Ấn Độ đảm trách, và sau đó là phía nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi nước Úc do Úc chỉ huy.

Từ ngày 28-4, sau khi ngưng tìm kiếm từ trên máy bay, công việc tìm kiếm chỉ dựa vào những thiết bị lặn không người điều khiển. Khu vực tình nghi máy bay rơi rộng lớn và xa xôi hẻo lánh, có độ sâu của biển vượt quá khả năng tiếp cận của hầu hết thiết bị hiện đại. Đây lại là vùng đáy biển chưa từng được vẽ bản đồ.

Malaysia-Airlines-Flight-MH370-beijing-03

Người nhà các nạn nhân tại Bắc Kinh.

Malaysia-Airlines-Flight-MH370-beijing-01

Người nhà nạn nhân tại Bắc Kinh.

Malaysia-Airlines-Flight-MH370-auv-artemis-03

Tàu cứu hộ Ocean Shield của Hải quân Úc đang di chuyển thiết bị lặn không người lái Bluefin-21 của Hải quân Mỹ ở vùng nam Ấn Độ Dương.

Malaysia-Airlines-Flight-MH370-auv-artemis-02 Malaysia-Airlines-Flight-MH370-auv-artemis-01

Mời xem video clip:

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 18-5-2014)

+ Nguồn ảnh: Internet. Thanks.