Thứ Hai ngày 23 tháng 12 năm 2024

Trung Quốc ra oai quân sự cả Biển Đông lẫn Biển Nhật Bản

east-sea

 

Chỉ cần bình tâm một chút là người ta sẽ nhận ra rằng tất cả những gì mà Bắc Kinh nói và làm trước nay về đối ngoại đều nhất quán ngay từ thời nước CHND Trung Hoa mới được Mao Trạch Đông thành lập năm 1949. Với bề dày kinh nghiệm thâm sâu của mình từ ngàn xưa, binh pháp Trung Hoa luôn uyển chuyển khi náu mình, lúc lộ diện, khi giả nai, lúc dương oai. Tất cả chỉ là những tiểu tiết chiến thuật phục vụ trong chiến lược mưu toan làm bá chủ thiên hạ, trước hết là từ châu Á. Vì thế, cứ đọc sử sách Trung Quốc, cả chính sử lẫn dã sử, đặc biệt là các chuyện thâm cung bí sử và bên lề, người ta khắc nhận ra một chân lý rằng: tin những con buôn thương trường Trung Hoa thì sớm muộn gì cũng tán gia bại sản; tin những con buôn chính trị Trung Hoa, trước sau gì cũng chuốc họa mất nước, diệt vong. Với họ, không có bạn mãi mãi mà chỉ có lợi ích là lâu dài.

Hiểu như vậy để không phải ngạc nhiên với những gì người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) vừa nói. Ngày 30-7-2015, ông này lên tiếng tố cáo Mỹ gây ra tình trạng “quân sự hóa” ở Biển Đông khi tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự và các cuộc diễn tập chung với các nước trong khu vực nhạy cảm này. Điều đáng nói là ông Dương đưa ra lời cáo buộc Mỹ trong lúc Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận mới ở Biển Đông, ngay khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và biện minh rằng đây là hoạt động bình thường của Trung Quốc. Chưa dừng lại, cũng ngày 30-7, người phát ngôn Quốc phòng Trung Quốc cũng đã loan báo về chương trình tập trận phối hợp hải quân và không quân quy mô lớn của Trung Quốc và Nga tại Biển Nhật Bản từ ngày 20 đến 28-8-2015.

Bao năm nay, Bắc Kinh không từ một chiêu thức nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á và ở Biển Nhật Bản với Nhật Bản. Trong bất cứ cuộc tranh chấp nào, cho dù luôn ở thế thượng phong với sức mạnh quân sự và kinh tế kèm với tấm “kim bài lệnh tiễn” là quyền phủ quyết của một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh còn dở nhiều chiêu bài. Như cái đường lưỡi bò 9 đoạn tự vẽ để bao chiếm tới 90% Biển Đông.

Sở dĩ người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc phải hùng hổ cáo buộc Mỹ là vì Bắc Kinh nóng mặt trước việc Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, trong tuần qua chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và các công trình kiên cố nhằm mực đích quân sự ở Biển Đông đang xảy ra tranh chấp. Giới bình luận quốc tế nói rằng Bắc Kinh cũng muốn lên tiếng trước khi diễn ra Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á, tại Malaysia từ ngày 4-8-2015 mà chắc chắn Bắc Kinh sẽ một lần nữa bị đưa ra mổ xẻ và có những kết quả không theo ý họ.

Dredgers deposit sand on the northern rim of the Mischief Reef, located 216 km (135 miles) west of the Philippine island of Palawan, in this Center for Strategic and International Studies (CSIS) Asia Maritime Transparency Initiative satellite image taken on February 1, 2015 and released to Reuters on April 9, 2015. China on April 9, 2015 sketched out plans for the islands it is creating in the disputed South China Sea, saying they would be used for military defence as well as to provide civilian services that would benefit other countries. The annotation on the photo is by CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative.  REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe/Handout   TPX IMAGES OF THE DAY ATTENTION EDITORS - THIS PICTURE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. REUTERS IS UNABLE TO INDEPENDENTLY VERIFY THE AUTHENTICITY, CONTENT, LOCATION OR DATE OF THIS IMAGE. NO SALES. NO ARCHIVES. FOR EDITORIAL USE ONLY. NOT FOR SALE FOR MARKETING OR ADVERTISING CAMPAIGNS. THIS PICTURE IS DISTRIBUTED EXACTLY AS RECEIVED BY REUTERS, AS A SERVICE TO CLIENTS.

Tàu Trung Quốc bơm cát biển xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. (Ảnh do vệ tinh Mỹ chụp. Nguồn: CSIS/AMTI) (Dredgers deposit sand on the northern rim of the Mischief Reef, located 216 km (135 miles) west of the Philippine island of Palawan, in this Center for Strategic and International Studies (CSIS) Asia Maritime Transparency Initiative satellite image taken on February 1, 2015 and released to Reuters on April 9, 2015. China on April 9, 2015 sketched out plans for the islands it is creating in the disputed South China Sea, saying they would be used for military defence as well as to provide civilian services that would benefit other countries. The annotation on the photo is by CSIS’s Asia Maritime Transparency Initiative. REUTERS/CSIS’s Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe/Handout TPX IMAGES OF THE DAY

Thật ra, Bắc Kinh nói thì cứ nói chứ họ biết chẳng ai dễ tin đâu. Đã có một thời gian dài, Mỹ mất chỗ đứng quân sự ở khu vực này khi phải thu gọn quy mô ở Nhật Bản và rút khỏi Philippines. Mấy năm gần đây, Mỹ được trải thảm mời gọi quay lại sau khi các nước trong khu vực không còn chịu nổi sự o ép, ngang ngược của Bắc Kinh. Nói cách nào đó, chính Bắc Kinh đã gián tiếp tạo đường đi nước bước cho Mỹ hiện diện quân sự trở lại ở đây.

Khi Bắc Kinh lớn tiếng tố cáo một nước nào đó đã quân sự hóa Biển Đông, đó chính là lúc họ đang đứng trước một tấm gương với hình ảnh mình trong đó. Biển Đông đang yên lành bỗng dưng đầy súng đạn và dậy sóng là bởi chính Bắc Kinh mà ra. Điều càng nguy hiểm gấp đôi là Trung Quốc vừa tung vũ khí của mình ra ngổn ngang Biển Đông (tàu chiến, tàu kiểm ngư và thậm chí vũ trang cho cả tàu đánh cá), vừa buộc các nước trong khu vực và đồng minh của họ phải đưa máy bay, tàu chiến vào khu vực này để bảo vệ chủ quyền lãnh hải và đường giao thương hàng hải quốc tế. Mà càng nhiều súng đạn, càng dễ xảy ra va chạm, bất trắc.

Bắc Kinh đang tiếp tục chơi đòn tổng lực trên đủ mọi mặt trận và các hướng. Họ lớn tiếng để cáo buộc và đe dọa người khác, đồng thời biện minh cho mình, trong khi không từ bỏ một hành động thực tế nào nhằm đặt quốc tế trước sự đã rồi. Bắc Kinh nắm thóp LHQ có quá nhiều bất cập và thiếu thực quyền. Họ cứ cả vú lấp miệng em, nếu em chịu mà lặng yên thì tốt, còn không thì họ cũng có đủ đòn roi để trừng trị và khả năng để bịt lỗ hổng. Mỹ và LHQ có thể cấm vận và cô lập Nga, nhưng họ sẽ khó muôn bề nếu muốn làm như vậy với Trung Quốc của ngày hôm nay. Hơn ai hết, Bắc Kinh biết rõ cái thế của mình. Và họ cũng đủ khôn ngoan để biết đâu là điểm dừng (tất nhiên là tạm dừng) khi gặp phải vật cản quá cứng rắn. Thực chất, Trung Quốc xưa nay vẫn tồn tại theo triết lý: được đằng chân, lân đằng đầu và mềm nắn, rắn buông.

Với cuộc khủng hoảng Biển Đông hiện giờ, giải pháp duy nhất là các bên có tranh chấp giữ nguyên hiện trạng vào lúc khởi sự có tranh chấp để thương lượng nhau qua đường đàm phán hòa bình và tuân thủ các lề luật, tập quán quốc tế. Giải pháp này có tính lâu dài, nhưng tính khả thi thì tùy các bên có chịu tự nguyện chấp nhận hay không.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Saigon 31-7-2015)