Chủ nhật ngày 22 tháng 12 năm 2024

Gặp bạn ở phương xa

HOA KỲ DU KÝ:

150821-san-francisco-php-ss6-001_resize

 

Tối 20-8-2015, sau khi từ Trung tâm Hội nghị Moscone West – nơi diễn ra Diễn đàn Các nhà phát triển Intel IDF 2015 San Francisco về tới khách sạn Hilton San Francisco Union Square, tôi nhận được một message trên Facebook Messenger: “Hello chú Phước, cháu đây là Vọng, sống ở TP Alameda gần San Francisco, đã từng là fan hâm mộ dĩa CD phần mềm do chú copy thuở xưa, không biết là ngày mai chú còn ở lại TP  San Francisco nữa không và khi nào chú về lại VN ah, nếu được thì cháu mời chú đi ăn và xin phép đưa chú đi dạo phố ở bên San Fran or San Jose. Vậy chú cho cháu biết nhé, thời gian và địa điểm để cháu sắp xếp gặp chú. Chúc chú một đêm bằng an và ngủ ngon.”

Ngày 21-8 tôi free cả buổi sáng, tới 15g45 mới bay sang Denver (Colorado). Vậy là hẹn hò nhau 9 giờ sáng.

Vào ngày chính nhựt, Paulus Trần Vọng lái xe rời nhà từ 8 giờ sáng. Nếu thông thoáng thì chừng 15-20ph là tới khách sạn tôi ở. Nhưng sáng hôm đó thứ Sáu, kẹt xe nên bạn đến hơn 9 giờ mới tới.

Bạn Vọng đề nghị tôi check-out luôn rồi đi chơi, tới chiều bạn chở thẳng ra sân bay SFO. Nhưng do đã book với ban tổ chức Intel IDF cho xe của dịch vụ xe đưa đón và du lịch Black Tie tới pick-up ra sân bay lúc 12g45 nên tôi nói Vọng cho mình về khách sạn lúc 12g30ph.

Plan của Vọng là chở tôi đi thăm Stanford University trên đường Serra Mall. Đại học tư nổi tiếng này được thành lập năm 1885 là một công trình của ông bà Leland Stanford và Jane Lathrop Stanford để tưởng nhớ con trai cưng duy nhất Leland Stanford, Jr. chết vì sốt thương hàn năm 1884 ở tuổi 15. Ông Leland Stanford là một nhà tài phiệt đường sắt hàng đầu ở California và là một trong những tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, từng là Thống đốc bang California và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Sau khi mất người con yêu thương, ông nói với vợ rằng: “Trẻ em California sẽ là con của chúng ta.” Sau đó, hai vợ chồng đến gặp Charles Eliot, Chủ tịch của trường Đại học Harvard (bang Massachusetts) hỏi ông này có thể giúp thành lập một trường đại học, một trường kỹ thuật hay một viện bảo tàng coi như một công trình tưởng nhớ con trai không. Eliot nói mình sẽ thành lập một trường đại học với số vốn là 5 triệu USD (thời giá năm 1884, bây giờ tương đương 131 triệu USD). Trường đại học mang tên con trai hai ông bà được đặt tên chính thức là Leland Stanford Junior University bắt đầu hoạt động từ ngày 1-10-1891 với khẩu hiệu (mottto) là “Die Luft der Freiheit weht” (tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh là “The wind of freedom blows”, tạm dịch là “Gió tự do thổi”). Cho tới năm 1920, trường vẫn miễn học phí. Đây là một trong những đại học nổi tiếng Hoa Kỳ mà sinh viên tốt nghiệp luôn được hãng Intel và các hãng ở Silicon Valley trải thảm đỏ đón chào. Vào năm 1970, Đại học Sanford là 1 trong 4 node ARPANET gốc (tiền thân của mạng Internet).

Tuy nhiên, do không có nhiều thời gian, bạn Vọng chở tôi ghé thăm khu trung tâm mua sắm trong khu Stanford. Ở đây khác một cách đối chọi với Downtown của San Francisco. Không khí Stanford an bình, con người lịch thiệp chứng tỏ là dân cư vùng học thuật. Người ta lịch sự nhường nhau, không có cảnh chen lấn bóp còi inh ỏi như ở Downtown. Mọi người cũng ăn mặc đơn giản mà nghiêm túc, ăn nói nhỏ nhẹ chứ không ồn ào xô bồ xô bộn như ở Downtown.

150821-san-francisco-paulus-vong-029_resize

Tại Stanford Shopping Center, tôi có ghé hai cửa hàng Apple Store Microsoft Store đều rất hoành tráng. Từ khi Microsoft bỏ cả đống tiền ra mua lại bộ phận smartphone từng tuyệt đỉnh công phu của Nokia, sự cạnh tranh giữa các cửa hàng hai hãng bắt đầu theo kiểu A ở đâu thì M ở đó (sao giống mấy cửa hàng di động ở Việt Nam quá chừng). Vọng kể, sau khi M mở một cửa hàng ngay bên cạnh cửa hàng A ở trung tâm mua sắm này, Apple đã giận đóng cửa cửa hàng cũ rồi ra mở một cửa hàng bự hơn ở ngay gần cổng vào trung tâm.

150821-san-francisco-paulus-vong-030_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-031_resize

Vọng chở tôi đi ngang qua “LGBT capital” (thủ phủ dân đồng tính) tại khu vực The Castro thuộc vùng San Francisco Bay Area. Ở đây có một cây cờ lớn 6 sắc cầu vồng (cờ của LGBT). Những lá cờ này xuất hiện khắp nơi trong khu vực rộng lớn của cộng đồng LGBT gồm khu dân cư, cửa hàng, quán xá,… Năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng việc cấm hôn nhân đồng giới là vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Như vậy, việc kết hôn giữa những đôi đồng giới trở thành hợp pháp ở tất cả 50 bang Hoa Kỳ.

150821-san-francisco-paulus-vong-005_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-006_resize

Đi ngang khu LGBT này bởi vì Vọng muốn chở tôi tới thăm Twin Peaks, khu núi có sương mù nổi tiếng của San Francisco nằm ở Bay Area. Du khách tới San Francisco khó lòng bỏ qua địa điểm này. Tại đây, người ta không chỉ được trải nghiệm sương mù (fog) dày đặc ra sao, mà vào ngày đẹp trời còn là nơi ngắm cảnh mặt trời mọc và mặt trời lặn rất ấn tượng. Vọng cho biết nhiều đôi tình nhân đã hẹn nhau lên Twin Peaks để cầu hôn. Tôi bị méo mó với suy nghĩ, không chỉ đây là một địa điểm ấn tượng mà với cái tên của nó còn thể hiện một ước muốn “thầm kín” của các đôi vợ chồng.

150821-san-francisco-paulus-vong-008_resize

 

150821-san-francisco-paulus-vong-022_resize

 

 

Twin Peaks là hai ngọn đồi cao khoảng 925 feet (282 mét) nằm gần trung tâm địa lý của San Francisco, đây là những điểm cao nhất ở thành phố này. Hai ngọn North và South của Twin Peaks nằm cách nhau khoảng 660 feet (200 mét). Và đại lộ Twin Peaks Boulevard quấn quanh 8 vòng chung quanh hai ngọn đồi này dẫn từ chân lên đỉnh. Sáng nay trên đỉnh Twin Peaks mù mịt sương mù, lạnh và ẩm ướt, Những chiếc kính nhìn xa vốn dùng để ngắm cảnh trở nên vô tác dụng. Để sử dụng kính này, bạn phải nhét vào khe hai đồng xu quarter (25 cent).

150821-san-francisco-paulus-vong-015_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-016_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-019_resize

Ngày hôm trước, Vọng chu đáo hỏi tôi hỗm rày ở Mỹ có đăng ký mạng di động để gọi điện và vào Internet cho tiện không. Tôi nói mấy bữa nay bận quá. Cái phone của nhà mạng Verizon mua mấy năm trước giờ kích hoạt lại không được. Chung quanh khu vực này chỉ có cửa hàng của AT&T và T-Mobile, chứ mấy cửa hàng của Verizon dọn đâu mất tiêu. Vọng nói để sáng 21-8 chở tôi đi hòa mạng. Vào cửa hàng điện tử và máy tính nổi tiếng Fry’s ở Stanford kiếm không có SIM của Verizon. Nhà mạng này chủ yếu dùng smartphone có tích hợp sẵn SIM, nên muốn hòa mạng phải mua cả máy. Hai chú cháu gặp một nhân viên bán hàng là một bác người Việt, nhưng cũng chẳng giúp được gì. Sau đó được chỉ tới một cửa hàng Verizon gần đó. Nhân viên ở đây nhiệt tình kiểm tra thông số của chiếc Samsung Galaxy S6 edge của tôi mang từ Việt Nam qua và báo rằng số IMEI của nó không là dòng thiết bị được Verizon hỗ trợ, không thể dùng SIM của Verizon được. Gần tới giờ quay về khách sạn, tôi nói để qua Denver nhờ thầy Hữu Thành đưa đi hòa mạng. Vọng chợt nhớ trên xe có sẵn mấy thẻ SIM chưa kích hoạt của hãng T-Mobile, đề nghị tôi gắn thử vào máy rồi bạn sẽ kích hoạt cho xem sao. Bạn nói là ở các cửa hàng nhà mạng thường có những chiếc SIM miễn phí, khách có thể lấy về sử dụng, chỉ cần tốn 10 USD phí kích hoạt (activate) rồi muốn chọn plan nào tùy ý. Bạn thường thủ sẵn mấy thẻ SIM như vậy để phòng khi smartphone của mình “có vấn đề” đột ngột thì có ngay SIM dùng cho máy khác. Trước đây tôi vẫn xài mạng Verizon vì nhiều bạn bè xài mạng này (mạng có sóng phủ rộng và mạnh nhất) và giữa các máy cùng mạng có cước phí thấp và được nhắn tin SMS miễn phí. May mắn là bây giờ do cạnh tranh, các nhà mạng ở Mỹ gọi qua lại lẫn nhau vô tư Unlimited như khi xưa “đôi ta chung bóng, đôi ta chung đường” vậy á.

150821-san-francisco-paulus-vong-032_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-033_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-034_resize

Khi tôi làm xong thủ tục ở sân bay SFO thì thấy smartphone của mình đã báo có tiín hiệu của mạng T-Mobile. Và tới sân bay Phoenix thì tôi bắt đầu xài được smartphone như mọi người Mỹ khác. Vọng quá chu đáo, không chỉ bỏ ra 10 USD kích hoạt mạng cho tôi mà còn add số máy của tôi vào Family Plan của bạn, cho tôi được gọi điện, SMS tẹt ga và được dùng Internet 4G LTE với dung lượng data ban đầu tới 2,5GB. Giàng ơi, ở Việt Nam xài mạng 3G “lết” (3G mà lết như rùa), giờ qua Mỹ xài mạng 4G LTE nó chạy phà phà, download, upload nhanh một cách ấn tượng.

150822-4g-denver

Do kẹt xe, hai chú cháu về khách sạn vừa khít giờ hẹn 12g45ph. Tôi dặn nhân viên trực cửa (bellman) khi nào xe Black Tie tới thì nhắn họ chờ tôi làm thủ tục check-out. Chạy te lên phòng 1031 trên tầng 10 của Tower 2 kéo hành lý xuống lobby làm thủ tục check-out nhanh trong vòng 3 nốt nhạc rồi ra nơi hẹn xe. Lúc nãy, Vọng cẩn thận nói cháu sẽ lái xe vòng vòng khách sạn, nếu chú lỡ xe pick-up thì message cho cháu tới đón chở ra SFO. Sau đó thì Vọng cũng tìm được chỗ đậu gần hotel để chờ tôi. Tôi đợi tới hơn 13g vẫn bặt vô âm tín xe Black Tie. Chuyện họ tới trễ do kẹt xe thì tôi đã trải qua mấy lần rồi. Khi nhân viên bellman báo có xe Black Tie tới, tôi hí hửng kéo valy tới, nhưng hóa ra xe đón khách khác. Tài xế nói để lát nữa gọi điện về tổng đài hỏi vụ tôi. Nhưng đã có kinh nghiệm máu xương với cách làm việc của một số dịch vụ Mỹ, tôi phải cầu cứu Vọng chở ra sân bay vì sợ trễ chuyến bay.

Trên đường đi, Vọng mời tôi ghé nhà hàng Việt Tháp Rùa ở số 5716 Geary Blvd CA 94121 ăn phở Bắc. Trước nay ở Mỹ tôi chỉ dám ăn tô phở với size trung bình Medium. Ở tiệm này chỉ có hai size Large và Small. Đói con mắt, tôi gọi một tô phở bò tái chín nước trong cỡ lớn, giá 8.75 USD. Vọng cẩn thận gọi tô phở tái lăn cỡ nhỏ, giá 7.75 USD (gọi là tái lăn vì thịt bò đã được xào lăn trước khi cho vào tô phở). Ở đây được ăn bánh phở tươi (hầu hết Việt kiều ở các nơi khác chỉ có thể ăn bánh phở khô bán trong siêu thị). Ôi tôi đã cố gắng dùng hết 10 thành công lực mà chỉ có thể “luyện” được 2/3 tô phở to đùng. Vọng giành trả tiền phở và tiền tip – cái này thì bạn rõ là chưa “thoát Việt”.

150821-san-francisco-php-ss6-002_resize

150821-san-francisco-php-ss6-003_resize

150821-san-francisco-php-ss6-004_resize

Vọng cùng gia đình sang Mỹ định cư từ năm 2000 khi mới vào năm thứ 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM, ngành Công nghệ thông tin. Qua Mỹ, do tình hình lúc đó Thung lũng Silicon Valley đang sa sút, ngành CNTT không ăn nữa, bạn đã chọn học ngành kỹ thuật thiết bị y khoa, chuyên về máy móc, thiết bị cho ngành y khoa. Và làm cho tới nay. Nhưng Vọng cho biết cái máu mê CNTT vẫn còn sôi sục trong bạn.

Cảm ơn Vọng – một bạn trẻ dễ mến và nói chuyện thiệt là hợp gu. Cảm ơn bạn Mark Zuckerberg với cái mạng nhện F của mình đã giúp kết nối chúng tôi lại với nhau sau nhiều năm đứt… dây chuông (không phải “đứt bóng” đâu mà “ai đó” ham hén).

PHẠM HỒNG PHƯỚC

(Denver 23-8-2015)

150821-san-francisco-paulus-vong-001_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-002_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-003_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-004_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-007_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-010_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-013_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-014_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-020_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-021_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-023_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-024_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-025_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-026_resize

150821-san-francisco-paulus-vong-027_resize