Thứ Tư ngày 22 tháng 1 năm 2025

Ứng dụng Bluezone trước hết phải “truy cập” được lòng tin của người dùng

Trước hết, chúng ta phải biết rằng ngày càng có thêm nhiều nước trên thế giới ứng dụng các giải pháp công nghệ cao, cụ thể là công nghệ thông tin, kết hợp với các công nghệ hiện đai như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT),… để tăng tính hiệu quả cho cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19. Theo trang thông tin công nghệ Quartz, vào hồi tháng 4-2020, thế giới đã có ít nhất là 29 nước ứng dụng dữ liệu di động để truy vết các mối tiếp xúc phục vụ phòng dịch COVID-19.

Như vậy, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone của Việt Nam đi theo hướng mà thế giới đang làm. Nó là sản phẩm do chính Việt Nam phát triển dựa trên các nguyên tắc chung và là một ứng dụng chính thức do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai. Công ty phát triển ứng dụng này có nhiều kinh nghiệm trong việc truy lùng virus máy tính và về ứng dụng di động cũng như thiết bị di động. Nhà chức trách về phòng chống COVID-19 của Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào hai ứng dụng di động là NCOVI (khai báo y tế điện tử) và Bluezone (truy vết các đối tượng có tiếp xúc với người bị nhiễm, tức các F1, F2).

Nhưng có một nguyên tắc: các ứng dụng phòng COVID-19 này chỉ có thể phát huy tối đa tác dụng nếu như càng có nhiều người cài đặt và sử dụng. Riêng với ứng dụng Bluezone, nhà phát triển nói rằng nó cần được 1 phần 3 dân số (tức khoảng 30 triệu người) sử dụng thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Muốn được như vậy, nhà chức trách phải làm tốt 2 vấn đề: (1) làm cho mọi người hiểu rõ và chính xác về ứng dụng và (2) có phương thức truyền thông hợp lý. Gộp chung lại là chuyện truyền thông.

Có ít nhất 3 nhận thức sai về Bluezone.

  1. Gọi là “khẩu trang điện tử” có vẻ hơi quá, khiên cưỡng, có thể gây ngộ nhận.
  2. Nó không thể phát hiện người nhiễm – tức F0, mà chỉ truy vết tiếp xúc giúp bạn biết mình có nguy cơ là F1 hay không?
  3. Nó không thể giúp bạn phòng bị nhiễm nhưng có thể giúp bạn tranh gây lây nhiễm cho người khác khi sớm biết mình là F1 hay F2.

Tuy vậy, một ứng dụng như thế này rất hữu ích trong toàn dân phòng lây nhiễm. Nếu không, sao ngày càng có thêm nhiều nước sử dụng loại ứng dụng này. CDC Châu Âu cũng đã khuyến nghị. Ngay cà Thủ tướng Singapore cũng kêu gọi toàn dân cài đặt ứng dụng truy vết tương tự. (Tham khảo)

Mở Bluetooth thường xuyên có làm hao pin không?

Xin mời đọc bài in trên báo Người Lao Động thứ Tư 12-8-2020 và trên báo Người Lao động Online.

PHẠM HỒNG PHƯỚC