Sau cảm biến vân tay trên màn hình, tới camera ẩn dưới màn hình
Vào cuối năm 2019, trong một lần hãng smartphone số 1 thế giới ra mắt thêm một sản phẩm có màn hình “đục lỗ” (hole-punch), tôi có trao đổi với sếp truyền thông của công ty rằng với lợi thế sản xuất được tấm nền AMOLED, sao hãng không nghiên cứu giải pháp giấu cái camera selfie dưới màn hình? Anh nói các chuyên gia bên Hàn Quốc có nghiên cứu.
Và rồi trong năm 2020, một trong những xu hướng mới của smartphone bắt đầu được giới thiệu mà có thể sẽ phổ cập hơn trong năm 2021 chính là giải pháp camera dưới màn hình (UDC) .
Giải pháp và công nghệ UDC trở thành một sự “giải cứu” cho cả người dùng lẫn nhà sản xuất thiết bị. Bởi vì trước đây, để có thể bung tràn màn hình hiển thị về cả 4 cạnh, nhà thiết kế phải tìm chỗ thường trú cho camera selfie bằng những giải pháp như tạo điểm khuyết “notch” hay đục lỗ ở mép trên màn hình vừa xấu xí vừa vướng mắt người dùng, cho dù sau này, công nghệ phát triển, các điểm khuyết hay lỗ được thu nhỏ hơn. Một vài nhà sản xuất cũng đã thử giải pháp thiết kế cụm camera xoay hay trượt, thậm chí vừa trượt vừa xoay, nhằm giấu camera trước để màn hình toàn vẹn. Nhưng họ đều bỏ cuộc sớm vì giải pháp này vừa tốn kém vừa gây nhiều bất tiện cho người dùng, kể cả khiến thiết bị dày cộp lên. Tất nhiên, việc giấu được camera trước xuống bên dưới màn hình khó hơn bội lần việc tích hợp cảm biến vân tay trên màn hình. Nhà sản xuất phải giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có hiện tượng quang sai khi ánh sáng phải đi qua lớp kính màn hình trước khi tới cảm biến ảnh.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã khai thác triệt để thuật toán có AI để xử lý.
Xin mời đọc bài in trên báo Người Lao Động thứ Tư 16-9-2020 và trên báo Người Lao Động Online.
ANH PHÚC