Chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024

Tôi đến phải hận hãng tin BBC News

Hôm nay 19-11-2019 là Ngày Quốc tế Đàn ông (International Men’s Day). Ngày dành để tôn vinh đàn ông này ra đời từ năm 1992, hiện có hơn 80 nước mừng mỗi năm và được nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ, trong đó có cả Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

Chủ đề của Ngày Quốc tế Đàn ông 2019 là “Making a Difference for Men and Boys” (Làm một điều khác hẳn cho đàn ông) tập trung vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe và sự sung túc của đàn ông.

Vậy mà nhân ngày này, trang thời sự BBC News Tiếng Việt sau khi gửi lời chúc mừng cánh đàn ông Việt Nam đã cho đăng lại bài báo xuất bản từ ngày 27-7-2019 với cái tít được “hoạn” bớt thành “Đàn ông Việt Nam: Tình trùng vừa yếu, vừa thiếu” (tít nguyên thủy là “Việt Nam: ‘Tinh trùng mang biếu vừa yếu vừa thiếu”.

Không hận không được.

Để coi bài báo này viết gì?

Xin phép được trích đăng lại:

Việt Nam đang có vấn đề thiếu tinh trùng hiến tặng trong lúc chất lượng lại giảm theo xu hướng chung củ̀a thế giới.

Cả nước chỉ có trên 500 đàn ông hiến tặng tinh trùng, theo một bài báo Việt Nam trích nguồn từ Đại học Y Hà Nội.

Cũng theo báo chí Việt Nam, tình trạng ‘kiệt quệ’ tinh trùng khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có thể mất cơ hội làm cha mẹ.

Điều này khiến một trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Hà Nội phải vận động sinh viên ngành y để giải quyết vấn đề này, bài của tác giả Huyền Anh cho hay hôm 15/07.

Bài báo trích bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà nêu ra vấn đề mang tính pháp lý ở VN hạn chế hiến tặng tinh trùng.

Đó là Nghị định 10/2015 của chính phủ quy định, tinh trùng, noãn của người cho “chỉ được sử dụng một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác”.

“Tức một người chỉ được hiến tinh trùng một lần.”

Vẫn theo các nguồn y tế VN đăng trong bài báo, “tại 21 trung tâm trên cả nước, hiện chỉ có 518 khách hàng hiến tinh trùng”.

Chất lượng giảm đi nhiều

Về chất lượng tinh trùng nói chung, hồi tháng 6/2019, một bài trên trang của VTV gọi đây là tình trạng “báo động”.

“[Ví dụ ở] Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội, tỷ lệ đàn ông đến khám có chất lượng tinh trùng yếu chiếm khoảng gần 50%. Hầu hết nguyên nhân là do lối sống và sinh hoạt bất hợp lý.”

Kênh VTV24 hồi tháng 3/2019 có phóng sự nói “Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao nhất thế giới”.

Điều này dẫn tới hiện tượng Việt Nam có “chợ tinh trùng đáng sợ” với giao dịch không hề qua kiểm tra của bác sĩ.

Nhưng chất lượng tinh trùng giảm không phải là vấn đề riêng của Việt Nam.

Hồi tháng 7/2017, phóng viên khoa học của BBC, Pallab Ghosh có bài báo nói số lượng tinh trùng (sperm counts) của đàn ông trên thế giới đang giảm đi nhiều.

Theo bài báo này, dù có các chuyên gia tỏ ra nghi ngại kết luận của tài liệu ‘Human Reproduction Update’ vừa được công bố, có các ý kiến khác lo rằng “loài người có thể bị tuyệt diệt” nếu xu hướng tinh trùng ít và yếu cứ tiếp tục theo đà này.

Nghiên cứu thực hiện ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và New Zealand, cho thấy số tinh trùng của đàn ông giảm đi một nửa trong vòng chưa đầy 40 năm.

Chừng 185 nghiên cứu làm từ 1973 đến 2011 chỉ ra rằng mật độ của tinh trùng giảm đi 52,4%, và số lượng tinh trùng giảm 59,3%.

Hồi 2012 có thông tin nói số lượng tinh trùng của đàn ông Pháp giảm đi 1/3 từ 1989 đến 2005, do tác động của hóa chất từ môi trường, lối sống và thực phẩm.

Bài gốc.

 

+ Ảnh: Internet. Thanks.