Thứ Tư ngày 22 tháng 1 năm 2025

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức sau khi cử tri Anh quyết định ra khỏi EU

160624-uk-referendum-00

 

Vương quốc Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) theo kết quả cuộc trưng cầu ý dân lần thứ 3 trong lịch sử cận đại Anh diễn ra ngày 23-6-2016. Kết quả chung cuộc có vào trưa ngày 24-6 (theo giờ Việt Nam) cho thấy phe quyết chí ra đi (Brexit) chiếm 51,9% và phe chủ trương ở lại chiếm 48,1% phiếu bầu. Tỷ lệ sát sao này cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ Anh đang và sẽ nghiêm trọng hơn. Có 72% trong tổng số hơn 46 triệu cử tri đăng ký đã đi bỏ phiếu.

160624-uk-referendum-05

Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố sẽ từ chức.

Ngay sau đó, Thủ tướng Anh David Cameron, người lãnh đạo cuộc vận động Anh ở lại EU, tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10-2016 khi Đảng Bảo thủ của ông họp đại hội thường niên. Ông nói rằng vị thủ tướng kế nhiệm sẽ quyết định khi nào thực hiện Điều 50 của Hiến pháp để khởi động quy trình tách khỏi EU. Thủ tướng Cameron nói: “Tôi sẽ làm mọi việc mà mình có thể làm với tư cách thủ tướng để ổn định con tàu này trong những tuần, những tháng tới. Nhưng tôi không nghĩ nó sẽ đúng cho tôi để cố gắng là một thuyền trưởng lèo lái đất nước tới bờ bến mới của nó.”

Theo hãng tin AP (24-6-2016), quyết định của đa số cử tri Anh rời khỏi EU bắt đầu một tiến trình kéo dài cả năm để các bên tiến hành các cuộc đàm phán về các mối liên hệ thương mại, kinh doanh và chính trị giữa Vương quốc Anh và EU – sẽ còn lại 27 nước thành viên. Và cuộc ly hôn chưa từng có tiền lệ này có thể mất nhiều thập niên mới hoàn tất.

UKIP Leader Nigel Farage during a press event at the Park Avenue Hotel in Belfast to launch his referendum campaign supporting leaving the EU.

UKIP Leader Nigel Farage during a press event at the Park Avenue Hotel in Belfast to launch his referendum campaign supporting leaving the EU.

Nigel Farage, thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh, người chủ trương ra đi, tuyên bố: “Bình minh đang hửng sáng trên một Vương quốc Anh độc lập. Hãy để cho ngày 23-6 viết lên lịch sử chúng ta như ngày độc lập của chúng ta.”

Ủy ban bỏ phiếu cho biết 52% cử tri đã đồng ý rời khỏi EU, mà Anh gia nhập hồi năm 1973 khi liên minh các nước châu Âu này còn là tổ chức tiền thân với tên gọi Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ năm 1958. Liên minh châu Âu EU ra đời với Hiệp ước Maastricht ký ở Hà Lan ngày 1-11-1993, thay cho EEC.

160624-uk-referendum-04

Kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh đã ngay lập tức gây chấn động thị trường thế giới. Các nhà đầu tư bị sốc và các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới tụt dốc đỏ sàn. Các chỉ số chính giảm 10% ở Đức và giảm khoảng 8% ở Nhật Bản và ngay chính nước Anh. Theo báo Anh Daily Mail, chỉ số chính premier index của thị trường chứng khoán London FTSE 100 (UKX) đã sụt cái ào 458 điểm còn 5.880 điểm (giảm 7,19%) vào sáng 23-6 (theo giờ Anh) khiến cho hơn 100 tỷ bảng Anh bị cuốn khỏi thị trường chứng khoán. Vào đến 10g sáng 24-6, chỉ số FTSE 100 (UKX) đã ngoi lên 6.049 điểm, nhưng vẫn sụt 288 điểm. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử chứng khoán London. Đồng bảng Anh giảm giá ở mức thấp nhất từ năm 1985 tới nay, giảm hơn 10% từ 1 bảng ăn 1,5 USD xuống còn 1,35 USD. Người ta lo ngại việc trở lại thành một thị trường riêng rẽ sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Anh, ít ra là ở thời gian đầu. Họ cũng hoài nghi về vị thế của London như một trung tâm tài chính toàn cầu. Ngân hàng Anh Quốc đã hứa sẽ tiến hành tất cả các bước cần thiết để giữ cho nước Anh ổn định.

160624-uk-referendum-06

160624-uk-referendum-07

160624-uk-referendum-08

Sàn chứng khoán London thêm rối sau khi Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức.

160624-uk-referendum-09-beijing

Sàn chứng khoán ở Bắc Kinh đỏ rực.

160624-uk-referendum-10-taipei

Sàn chứng khoán Taipei.

160624-uk-referendum-11-kuala-lumpur

Sàn chứng khoán Kuala Lumpur.

Như vậy, Anh sẽ là nước lớn đầu tiên rời khỏi khối liên minh châu Âu vốn được thành lập từ đống tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lúc này, khó mà cân phân ai được, ai mất nhiều hơn giữa Anh và EU. Có lẽ là cả hai bên đều bị thiệt hại, mất mát. Nhưng với đa số cử tri Anh vừa quyết định ra đi, họ chấp nhận những cái mất của cả đất nước để có được khát vọng rời khỏi EU của mình. Chỉ tội những công dân Anh đang làm việc hay buôn bán với các nước khác thuộc EU giờ đang buồn ơi là rầu cho tương lai của mình, khi rồi đây họ trở thành… người ngoại quốc. EU vốn có 508 triệu dân mà mất Anh có nghĩa là mất đi nước lớn thứ 3 với 64 triệu dân. Nhưng rồi nếu thật sự có thực lực và có giá trị, EU vẫn cứ là EU. Cho dù Anh có đành đoạn ly hôn, thiếu mợ, chợ vẫn đông. Điều đáng quan ngại là việc ra đi của Anh có thể trở thành một tiền lệ dẫn tới những nước khác “làm như Anh”. Và đây chắc chắn cũng sẽ là một cú vỗ cho tỉnh ngủ để EU rà soát lại tất tần tật mình từ trong ra ngoài hòng không khiến nước thành viên nào khác phải “dứt áo ra đi” như Anh. Còn ngay từ ngày 24-6-2016, người dân Anh sẽ phải lo níu áo các nhà chính trị trước giờ tìm mọi cách để thuyết phục cử tri quyết định tách khỏi liên minh kinh tế – chính trị của châu Âu vốn nắm giữ 20% tổng GDP toàn cầu.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

-Ảnh: Internet. Thanks.