Thứ Hai ngày 23 tháng 12 năm 2024

Sau khi ông Tập áp thuế hàng Mỹ, ông Trump tăng thuế hàng Trung Quốc

Ngày 23-8-2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một loạt tweet trên tài khoản mạng truyền thông xã hội Twitter của mình thông báo trả đũa hành động phản ứng mới nhất từ Trung Quốc bằng cách tăng thêm tỷ lệ thuế đánh trên hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Concept image of USA-China trade war, Economy conflict, US tariffs on exports to China, Trade frictions. (Nguồn: Internet. Thanks.)

Ông Trump viết:

“For many years China (and many other countries) has been taking advantage of the United States on Trade, Intellectual Property Theft, and much more. Our Country has been losing HUNDREDS OF BILLIONS OF DOLLARS a year to China, with no end in sight….

….Sadly, past Administrations have allowed China to get so far ahead of Fair and Balanced Trade that it has become a great burden to the American Taxpayer. As President, I can no longer allow this to happen! In the spirit of achieving Fair Trade, we must Balance this very….

…unfair Trading Relationship. China should not have put new Tariffs on 75 BILLION DOLLARS of United States product (politically motivated!). Starting on October 1st, the 250 BILLION DOLLARS of goods and products from China, currently being taxed at 25%, will be taxed at 30%…

…Additionally, the remaining 300 BILLION DOLLARS of goods and products from China, that was being taxed from September 1st at 10%, will now be taxed at 15%. Thank you for your attention to this matter!”

Google Translate dịch:

“Trong nhiều năm, Trung Quốc (và nhiều quốc gia khác) đã lợi dụng Hoa Kỳ về Thương mại, Trộm cắp Sở hữu Trí tuệ và nhiều hơn nữa. Đất nước của chúng ta đã mất hàng trăm tỷ USD mỗi năm cho Trung Quốc, không có kết thúc trước mắt ….
…. Đáng buồn thay, các chính quyền trong quá khứ đã cho phép Trung Quốc vượt qua Thương mại công bằng và cân bằng đến nỗi nó đã trở thành một gánh nặng to lớn cho người nộp thuế Mỹ. Là Tổng thống, tôi không còn có thể cho phép điều này xảy ra! Trên tinh thần đạt được thương mại công bằng (Fair Trade), chúng ta phải cân bằng (Balance) (ông Trump chơi chữ) mối quan hệ giao dịch không công bằng này. Lẽ ra Trung Quốc không nên áp Biểu thuế mới vào 75 tỷ USD sản phẩm Hoa Kỳ (có động cơ chính trị!). Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, 250 tỷ USD hàng hóa và sản phẩm từ Trung Quốc, hiện đang bị đánh thuế ở mức 25%, sẽ bị đánh thuế ở mức 30% …
… Ngoài ra, 300 tỷ USD còn lại của hàng hóa và sản phẩm từ Trung Quốc, đã bị đánh thuế từ ngày 1 tháng 9 ở mức 10%, giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề này!”

Ông Michael Bui từ Mỹ nhận định: “Chuyện lớn rồi… Tình hình Mỹ và Trung Quốc đã “Locked in”, nói cách dễ hiểu là Trump và Tập đã lên võ đài và võ đài được khóa kính lại cho trận đấu, chỉ khi bên nào còn sức để bò ra được võ đài thì bên đó là bên thắng.” Ông cho biết: “Thị trường chứng khoán Mỹ bị sụt nhẹ khoảng 35 điểm, vì nhờ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell ra tín hiệu sẽ giảm lãi suất trong tương lai để nền kinh tế Mỹ tiếp tăng trưởng.”

Ông Trump đã phản ứng nhanh chỉ khoảng 10 tiếng đồng hồ sau khi Bắc Kinh ngày 23-8-2019 thông báo sẽ áp thuế bổ sung 10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ (có ảnh hưởng tới 5.070 mặt hàng). Bắc Kinh cũng tuyên bố từ ngày 15-12 sẽ áp thuế bổ sung 25% trở lại với ôtô và 5% với linh kiện ôtô, mà Trung Quốc từng gỡ bỏ hồi đầu năm nay như một động thái thiện chí trong khi hai nước đang đàm phán.

Ông Trump ngày 23-8 tuyên bố trên Twitter: “Chúng ta không cần Trung Quốc và, thành thật mà nói, sẽ tốt hơn nhiều nếu không có họ. (We don’t need China and, frankly, would be far better off without them.)” Các công ty Mỹ một lần nữa được lệnh ngay lập tức bắt đầu việc tìm kiếm sự thay thế Trung Quốc, bao gồm việc đưa công ty trở về nhà và sản xuất các sản phẩm ngay tại Mỹ.

Các đòn ăn miếng trả miếng về thuế giữa Mỹ và Trung Quốc coi mòi khó bề dừng lại một khi cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay cứ tiếp diễn. Có vẻ như với ông Trump, người sẽ mãn nhiệm kỳ thứ nhất vào đầu năm 2021 và đang vận động tái cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11-2020, đây là “cuộc chiến cuối cùng” để ngăn chặn một “hiểm họa lịch sử mang tính định mệnh” đối với Mỹ từ Trung Quốc. Suy ra, ngày nào ông Trump còn làm ông chủ Nhà Trắng, ngày đó Trung Quốc còn bị ăn hành lên bờ xuống ruộng.

Ông Trump, Tổng thống Mỹ đầu tiên xuất thân từ doanh nhân tỷ phú, giống như đang hành xử như một CEO điều hành đại công ty America Corporation.

Tất nhiên trong cuộc thương chiến Mỹ – Trung, hai bên sẽ cùng bị tổn hại, chỉ khác nhau ở mức độ, na ná theo cái hệ lụy mà Trạng Quỳnh Việt Nam từng tuyên bố “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Nhiều nhà chuyên môn dự báo Trung Quốc sẽ bị lụn bại và rõ ràng những đòn phép mà ông Trump tung ra cho tới nay đã gây thiệt hại chưa từng có cho nền kinh tế Trung Quốc  – một nền kinh tế tuy được coi là đứng số 2 thế giới về GDP – tức chỉ sau Mỹ nhưng giống như bong bóng hay xây nhà trên cát. Có lẽ bị vạ lây nặng nhất là những nền kinh tế lâu nay bám vào cái bầu vú nhiều hóa chất và mưu toan của đồng nhân dân tệ qua các khoản cho vay và viện trợ dùng tiền mua cả thiên hạ. Các nước khác có vẻ coi như Mỹ đang “đánh” giùm mình, triệt một nguy cơ chung – một nỗi ám ảnh kinh hoàng chung – mà họ lượng sức mình không thể một mình chiến đấu.

Một số nhà bình luận đã ỡm ờ về một kịch bản với cái kết dấu chấm trên chữ I cho cuộc thương chiến Mỹ – Trung này là Mỹ sẽ cấm vận kinh tế Trung Quốc như từng làm với Nga. Chắc chắn Liên Hiệp Quốc – mà Trung Quốc là 1 trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ – sẽ không thể cấm vận Trung Quốc. Nhưng Mỹ mà cấm vận có khi còn tệ hại hơn cả LHQ cấm vận đó chớ – bởi đó là thực chất chớ không phải viễn vông.

Ông Xi Jinping của Trung Quốc đang tranh đua với ông Vladimir Putin của Nga trong cuộc thoát khỏi vòng lưới bủa vây của Mỹ. Ai hơn ai hay cả hai đều… không thắng?

Hỡi 193 nước, đã trừ Trung Quốc và Mỹ, trên cõi hành tinh này, ai có thân thì hãy biết tự lo cho mình. “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết” hay “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” là tùy cái tâm, cái trí và cái tầm của từng nước. Bạn hiểu hôn?

PHẠM HỒNG PHƯỚC