Hiểu đúng hơn về nghị quyết điều tra đại dịch COVID-19
Có vẻ như đang có một sự hiểu sai sai lầm lầm mà hoàn toàn có thể làm thay đổi bản chất vụ việc của một bộ phận không nhỏ quần chúng ta về nghị quyết quốc tế điều tra về đại dịch COVID-19. Nói ngay và luôn là không hề có cái vụ “điều tra về nguồn gốc đại dịch” như nhiều người hằng mong đợi đâu.
Tại hội nghị online của Đại hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly, WHA), toàn bộ 194 nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) – tất nhiên có Việt Nam và có cả Mỹ – ngày 19-5-2020 đã nhất trí cao độ thông qua nghị quyết tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của toàn cầu về đại dịch COVID-19 (an independent investigation into the global response to the coronavirus pandemic). Theo quy trình, dự thảo nghị quyết này chỉ được WHA đưa ra thảo luận ngày 19-5 nếu có ít nhất 2/3 tổng số thành viên WHA ủng hộ (WHA có 194 thành viên nên cần 129 nước ủng hộ). Và nghị quyết này đã được toàn ban thông qua chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tối hậu thư có thời hạn 30 ngày để WHO cải tổ và có nói tới khả năng Mỹ rời khỏi WHO.
Và vấn đề của vấn đề đây là cuộc điều tra độc lập về “phản ứng của toàn cầu” chớ không phải là về “nguồn gốc của đại dịch”.
Thực tế nó như vầy. Trước đó, Úc đã đưa ra dự thảo nghị quyết yêu cầu điều tra về nguồn gốc đại dịch (nhắm thẳng vào Trung Quốc). Ai cũng hiểu là Bắc Kinh phản đối kịch liệt ra sao. Và để dung hòa, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra một dự thảo nghị quyết mới không đả động gì tới Trung Quốc và nguồn gốc đại dịch. Nghị quyết này sẽ điều tra cả WHO lẫn các nước về phản ứng đối với việc phòng chống dịch COVID-19. Dĩ nhiên sẽ coi các nước có giấu diểm dịch, không minh bạch về dịch hay không. WHO và Bắc Kinh đã ủng hộ nghị quyết như vậy với lý do “nó giúp rút kinh nghiệm phòng chống dịch”. À há!
Với nghị quyết này, ngay cả Mỹ cũng có thể bị điều tra.
Tôi đã kiểm chứng lại một loạt nguồn tin quốc tế, và nó là như vậy. Và vui nhưng không nên vui quá nó là như vậy.
Nên vậy đó….
Xin mời đọc bài tham khảo: 194 nước cùng thông qua nghị quyết kêu gọi điều tra về COVID-19
P.H.P.